Với SmartThings 2023, Samsung muốn gỡ nỗi lo “stress công nghệ” của con người gặp phải hàng chục năm qua

Tram Ho

“Technostress” – vấn đề tồn tại hàng chục năm qua của con người

Samsung mở đầu năm 2023 bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới. Họ không quá tập trung giới thiệu về những công nghệ dẫn đầu thị trường như TV QLED, QD-OLED hay MicroLED nữa mà thay vào đó, dành thời gian để nói về trải nghiệm sử dụng. Ví dụ rõ ràng nhất chính là màn ra mắt của nền tảng SmartThings 2023.

Với SmartThings 2023, Samsung muốn gỡ nỗi lo “stress công nghệ” của con người gặp phải hàng chục năm qua - Ảnh 1.

Từ thời “bình minh của công nghệ điện tử”, thế hệ đi trước chúng ta đã gặp phải “technostress”

Theo quan điểm của Samsung, kể từ cách đây hàng chục năm, khi con người còn chưa có trong tay nhiều thiết bị công nghệ như bây giờ, họ đã gặp phải hội chứng gọi là “Technostress” – có thể được hiểu là những khó chịu, bực dọc sinh ra khi bạn sử dụng đồ công nghệ mà chúng gặp phải vấn đề hay hỏng hóc. Nếu nói vấn đề này với một Gen Z, có thể sẽ khó hình dung ra nhưng với thế hệ Millenials hay xa hơn nữa là thế hệ 6X, 7X – bố mẹ của chúng ta, chắc hẳn đã ít nhất 1 lần trong đời bực mình khi bật TV không lên, tủ lạnh bốc mùi do không chia ngăn để đồ rõ ràng hay những chiếc máy giặt với âm thanh ồn ào khuấy động cả khu tập thể.

Nhưng trên thực tế, kể cả trong giai đoạn này, thế kỷ 21, chúng ta vẫn gặp phải “technostress” (giao diện sản phẩm rối rắm, quy trình thực hiện không mượt mà hay những rắc rối xảy ra khi sử dụng đồ công nghệ). Đó chính là lý do Samsung hướng tới việc ra mắt nền tảng SmartThings mới nhằm giải quyết “technostress” cho con người.

Với SmartThings 2023, Samsung muốn gỡ nỗi lo “stress công nghệ” của con người gặp phải hàng chục năm qua - Ảnh 2.

SmartThings 2023 – giải quyết “technostress”

SmartThings 2023 không chú trọng vào các công nghệ đột phá cao siêu nào cả, thay vào đó nền tảng này chú ý đến sự mượt mà trong kết nối cũng như tính xuyên suốt trong khi sử dụng. Cụ thể, nền tảng SmartThings thế hệ mới nhất đem lại 5 cải tiến:

1. Kết nối tức thì: Đơn giản hóa việc kết nối những thiết bị thông minh trong nhà, thay vì phải thiết lập bằng 5 bước thủ công như trước thì nay SmartThings được kích hoạt ngay từ khi khởi động thiết bị, gói gọn trong 1 bước thiết lập duy nhất.

2. Kết nối tự động: Các thiết bị gia dụng như TV, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa… đều có thể tự động kết nối đến chiếc TV và smartphone có cài đặt ứng dụng SmartThings, giúp người dùng giảm thiểu thời gian kết nối thủ công với từng thiết bị.

3. Đơn giản hóa IoT: Một loạt các sản phẩm Samsung hiện nay đều được trang bị các trung tâm IoT, hỗ trợ người dùng vận hành các thiết bị một cách trơn tru và đơn giản nhất. Người dùng không cần phải thao tác quá nhiều, bởi các thiết bị sẽ tự động vận hành với thiết lập IoT thông qua SmartThings.

4. Tương thích mở rộng: Thay vì phải sử dụng nhiều ứng dụng để thao tác với từng thiết bị đến từ các thương hiệu khác nhau, người dùng có thể điều khiển tất cả chỉ với một ứng dụng duy nhất thông qua giao thức Matter. Điều này có nghĩa là SmartThings không bị giới hạn trong sản phẩm của Samsung mà còn có thể tương thích với các thiết bị của hơn 220 thương hiệu trên toàn cầu có hỗ trợ Matter.

5. Bảo mật với Knox: Tất cả các thông tin riêng tư bao gồm mã PIN, khóa IoT, cũng như thông tin từ các thiết bị kết nối ứng dụng SmartThings của người dùng đều được mã hóa và lưu trữ đầy đủ trong chip Samsung Knox Vault, đảm bảo thông tin riêng tư của người dùng không bị lộ ra ngoài.

Bằng một đoạn video mô tả thú vị, Samsung đã chỉ ra cho chúng ta thấy việc giảm thiểu các bước kết nối rắc rối sẽ giúp cho trải nghiệm sử dụng trở nên liền mạch như thế nào.

Với SmartThings 2023, Samsung muốn gỡ nỗi lo “stress công nghệ” của con người gặp phải hàng chục năm qua - Ảnh 4.

TV là “quản gia kỹ thuật số”

Trong SmartThings, TV đóng vai trò “người quản gia”, giúp cho:

– Tiết kiệm năng lượng: Bằng AI trên ứng dụng SmartThings với giao diện 3D Map Views, người dùng có thể theo dõi việc sử dụng năng lượng của các thiết bị trong nhà và chủ động điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng.

– Thiết lập chế độ xem phim: Thiết lập căn phòng tối ưu hóa nhất cho việc xem phim, có thể là điều khiển bật điều hòa, máy lọc không khí và điều chỉnh thiết bị ánh sáng ở chế độ phù hợp và màn cửa sổ phù hợp với điều kiện xem phim. Ngoài ra là chế độ Tiệc tùng đối với máy chiếu The Freestyle.

– Làm việc thông minh: Kết nối smartphone với màn hình lớn để nhận cuộc gọi video call cho hình ảnh sắc nét, đồng thời tính năng Multi-views (đa màn hình) sẽ hỗ trợ người dùng cùng lúc thực hiện đa nhiệm các hoạt động cùng TV.

– Sống khỏe: Bằng cách kết nối smartphone hoặc camera qua tính năng Mutli-views (đa màn hình), người dùng có thể vừa tập luyện theo hướng dẫn vừa theo dõi động tác của mình ngay trên cùng một màn hình TV.

Thị trường IOT tiềm năng

Theo Statista, có khoảng 15,14 tỷ thiết bị IoT được kết nối tính đến năm 2023, tương đương với gần gấp đôi tổng số người trên toàn thế giới (chỉ vừa qua mốc 8 tỷ). Finance Online cho thấy khối lượng trong số này dự kiến sẽ tăng hàng năm lên hơn 25 tỷ trong vòng 7 năm tới với 5G và các công nghệ khác thúc đẩy sự hấp thụ của thị trường.

Chi tiêu cho IoT cũng đang tăng theo số lượng người sử dụng các thiết bị được kết nối. Chi tiêu cho IoT hàng năm đã tăng thêm 40 tỷ USD kể từ năm 2018 với mức chi tiêu vào năm 2022 ước tính lên tới hơn một tỷ USD, mặc dù các nguồn cho thấy con số này đã bị bỏ qua khoảng 200 triệu USD tổng thể.

Điều đó cho thấy tiềm năng rất lớn của các thiết bị kết nối thông minh. Bằng việc nâng cấp nền tảng SmartThings nhằm xử lý vấn đề con người gặp phải hàng chục năm qua, Samsung đang lựa chọn một hướng đi thông minh hơn so với các đối thủ – vốn tập trung nhiều vào phần cứng thay vì trải nghiệm phần mềm và hệ sinh thái.

Bằng cách này, rõ ràng ông vua làng TV 17 năm qua (theo thống kê của Statista) có thể đảm bảo được vị trí dẫn đầu thêm nhiều năm nữa, vì suy cho cùng, người dùng mới là trung tâm của nền tảng thiết bị. Và trải nghiệm của họ rõ ràng cần phải được quan tâm nhiều nhất.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk