Thế giới tiếp thu công nghệ ra sao?

Con người. Ngoài những quan điểm phản đối thì còn có 1 điểm chung nữa… đó là sự ám ảnh với công nghệ.

Nói chung, chúng ta không hề nghi ngại khi hoàn toàn bị công nghệ vây hãmxung quanh. Nguyên 1 ngày. Mỗi ngày.

Nhưng những gì chúng ta đối xử với nó lại hoàn toàn khác biệt với cách hành xử của vị hàng xóm kế bên. Từ “Vạn lý tường lửa” của Trung Quốc đến BBM của Blackberry (1 chương trình chat được RIM xây dựng chỉ dành cho các smartphone Blackberry) vẫn đang ngự trị ở vị trí tối cao, cuộc sống online đã thay đổi và có sự khác biệt lớn về văn hóa.

World wide what?

Oh internet. Với khoảng 40% dân số thế giới đang dùng Internet, các website giúp thế giới của chúng ta trở nên nhỏ hơn.

Là vùng có dân số đông nhất, không ngạc nhiên khi Châu Á có tỷ lệ người dùng Internet lớn nhất (48%). Nhưng bạn cũng nên biết rằng:

  • Qatar và Hàn Quốc là những đất nước duy nhất ngoài Châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ xâm nhập Internet cao nhất
  • 25% người dùng Internet được phân bổ giữa 178 nước, đại diện hơn 1% số lượng người dùng
  • 80% nội dung online chỉ xem được với 10 ngôn ngữ và chỉ 3 tỷ người xem đó là các ngôn ngữ chính thống
  • Brazil nằm trong danh sách những nước ngày càng thân thiện với Internet; người dùng Brazil ưu tiên dùng web để xem tin
  • 32% các nhà báo bị cầm tù của Trung Quốc làm việc online
  • Bất chấp những ngoài đầu tư bên ngoài để giúp Cuba cập nhật Internet tốt hơn thì Internet ở Cubar vẫn chỉ phổ biến với 1 số rất ít dân số

Social butterflies – Những người giao tiếp rộng

5 mạng xã hội chính là Facebook, Twitter, Instagram, YouTube và Google+ đều có lượng lớn người dùng từ Indonesia, Philippines, Mexico, India và Brazil, vượt trội hơn số người dùng tại Mỹ, Anh và khác người Châu Âu khác.

Các nước khác tham gia mạng xã hội như thế nào?

  • Facebook liên tục cầm quyền tối quyền cao với gần 1,6 tỷ người dùng active và 18% thị phần. WhatsApp được Facebook sở hữu, là đối thủ cạnh tranh gần nhất, vững vàng với thị phần 11%.
  • Người Philipines dành khoảng 3,7 giờ/ ngày để hoạt động mạng xã hội
  • 60% người Brazil nói rằng nguồn tìm kiếm tin tức online của họ là qua mạng xã hội, trong khi con số này ở Mỹ là 30% và Pháp là 23%
  • Người Đức và người Nhật ít có khả năng chia sẻ tin tức qua mạng xã hội nhất
  • Ngoài ra, chỉ 17% người Đức xem Facebook là hoạt động đầu tiên trong buổi sáng
  • 68% người dân các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hoạt động trên vài nền tảng xã hội

Porn Hot Spots – Nồi lẩu khiêu dâm

Năm ngoái, các trang web khiêu dâm chiếm hơn 4% lượt xem đến từ desktop trên toàn thế giới. Thực tế cho thấy, giải trí người lớn xếp thứ 7 trong danh sách các chuyên mục dẫn đầu… chỉ xếp sau máy tính và đồ điện tử, nhưng vượt qua lượt yêu thích của sports.

Nếu cho rằng NFL thú vị hơn băng sex của người nổi tiếng thì bạn đã sai rồi. Bạn có thể shock khi nhận ra Iraq và Ai Cập – 2 quốc gia bảo thủ về mạng xã hội – chiếm vị trí số 1 và số 2 trong số những người xem các trang khiêu dâm trong năm 2015.

Dưới đây là 1 số facts vui về khiêu dâm trên thế giới:

  • Ở Mỹ, 66% phụ nữ xem phim sex
  • Tây Ban Nha vinh dự đứng đầu Châu Âu với nhiều người dùng phụ nữ nhất
  • Các nước Trung Đông và Châu Á có nhu cầu cao về khiêu dâm khi dân số các nước này dành hầu hết thời gian trên các trang khiêu dâm
  • Germany là 1 “con sói đơn độc” với nhu cầu sử dụng Firefox xem nội dung khiêu dâm ở mức cao
  • Trung bình, người dùng Mỹ chỉ dành dưới 10 phút ở các trang web người lớn

Người dùng cũng có nhu cầu đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ở Mỹ, thuật ngữ tìm kiếm đứng đầu chuyển từ “lesbian” (đồng tính nữ) sang “step mom” (mẹ kế) … thật là lũ khốn bẩn thỉu.

Theo số liệu của xHamster – 1 trong những trang web yêu thích của Châu Âu thì từ “local” là từ yêu thích của đám đông, bất chấp quốc tịch.

E-commerce (Thương mại điện tử) ở mọi nơi

Với hơn 600 triệu người dùng Internet, không thể phủ nhận Trung Quốc là thị trường e-commerce lớn nhất thế giới với 562.66 tỷ USD. Và shopping cũng là hoạt động online tăng trưởng nhanh nhất tại quốc gia này.

Điều bất ngờ?…

  • E-commerce tại Cộng Hòa Séc có mức tăng trưởng nhảy vọt, từ 67% vào năm 2014 lên 81% trong năm tiếp theo
  • Tuy có 191,1 triệu người dùng online tại Mỹ nhưng chỉ có 28% các doanh nghiệp nhỏ có sở hữu cửa hàng online
  • “Cash on delivery” (Giao hàng nhận tiền) vẫn phổ biến tại Nga
  • Gần 80% dân số của Nhật Bản mua sắm online
  • Người Đức không ngần ngại trả lại hàng vì 50% những đơn đặt hàng của họ đều trả lại
  • Người Đức cũng là những người tham gia e-commerce vào buổi sớm, ưu tiên mua hàng online ngay lúc tỉnh giấc (dĩ nhiên là sau khi kiểm tra mail) trong khi người Hàn Quốc lại nổi tiếng là những con cú đêm, thường mua sắm trong khoản 10h tối đến khuya

Chuyển dịch smartphone

Sau khi mobile chính thức vượt qua lượng sử dụng desktop vào năm 2014, thì bạn không cần đặt câu hỏi về tầm quan trọng của mobile marketing nữa, mà lúc này cần hiểu được cách người tiêu dùng hành xử trên các thiết bị cụ thể như thế nào.

Với thời gian người dùng dành cho điện thoại vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tên lửa, đây là cách phân bổ của lượng sử dụng mobile toàn cầu:

  • 70% người dùng internet sử dụng smartphones để lướt mạng xã hội
  • Mỹ hiện tại chiếm 51% thời gian trên mobile, so với tỷ lệ 42% dùng desktop
  • Tại Trung Quốc, vào năm ngoái, khả năng tiếp cận mobile internet tăng 63% trong tổng lượt dùng
  • Nước Latvia, với dân số khoảng 2,6 triệu dân, đứng vị trí cuối cùng về số người sử dụng điện thoại di động. Thậm chí, Cuba (chỉ bằng 1/2 dân số) và Bắc Hàn với ít hơn 10% dân số dùng điện thoại di động (không tính truy cập đến các thiết bị lâu từ Trung Quốc) cũng vươt qua con số của Latvia
  • Gần 1/3 lượt xem online tại Anh đến từ mobile và thiết bị tablet
  • Người Đan Mạc thích tin tức và các thiết bị di động của họ… với tỷ lệ tin tức được xem trên smartphones chiếm 43%

411 messaging

Dù bạn có yêu bạn bè và người thân nhiều như thế nào đi nữa, thì những khoản phí quốc tế vẫn là điều đáng bận tâm. Ngoài ra, khi giá dữ liệu vẫn tiếp tục lên xuống tùy vào địa điểm, thì các ứng dụng nhắn tin lại đang trên đà tăng trưởng.

Brazil dẫn đầu cước phí với số lượng sử dụng tin nhắn SMS mỗi ngày cao nhất, khi có đến 12% dân số gửi ít nhất 30 text mỗi ngày. Một số facts về tin nhắn khác như:

  • Với hơn 1 tỷ người dùng active mỗi tháng, WhatsApp là ứng dụng nhắn tin nổi tiếng nhất được sử dụng trong 109 nước, tương đương 55,6% thế giới
  • Nam Phi là user base lớn nhất của WhatsApp với 78% người sở hữu smartphone
  • Ứng dụng tin nhắn tức thời được Facebook Messenger theo dõi, nhưng chỉ 49 nước là người dùng active
  • 65% người Ukraina dùng Android chọn Viber thay vì ứng dụng tin nhắn khác
  • So với con số khiêm tốn 0,42% tại Mỹ thì Indonesia vẫn dùng BBM của BlackBerry enmass phổ biến
  • Tại Trung Quốc, bất kì dịch vụ nào được sở hữu bởi Google hoặc Facebook đều bị chặn, vì vậy WeChat chiếm đến 549 triệu người dùng hằng tháng

Nguồn: IDE Academy via TheNextWeb

 

Chia sẻ bài viết ngay