Nhà Vật Lý Người Việt Hy Vọng Tạo Ra Máy In 3D Có Giá Rẻ

Ngoc Huynh

Lê Trường Sơn, một nhà vật lý người Việt Nam với tấm bằng tiến sĩ của đại học Brown – Rhode Island, Mỹ có ước mơ thiết kế một máy in 3D có chi phí thấp vào một ngày nào đó.

Sơn đã thực hiện dự án này kể từ lúc anh bắt đầu học ở Mỹ

Gia công bổ sung (AM) hay máy in 3D đề cập đến bất kỳ quá trình in một đồ vật 3 chiều. Các đồ vật có nhiều hình dạng hay hình học và được sản xuất theo hình mẫu 3D hay các nguồn dữ liệu điện tử khác. Máy in 3D là một loại robot công nghiệp.

Sơn ước mơ tạo ra máy in 3D có giá cả hợp lý để mà các gia đình Việt Nam có thể mua được. Và anh sắp biến ước mơ thành sự thật.

Sự cạnh tranh ác liệt

Sơn giành được bằng tiến sĩ về chất bán dẫn tại đại học Brown, một trường đại học nghiên cứu tư nhân, Sơn đã quay về Việt Nam vào cuối năm 2012 sau 6 tháng học ở nước ngoài.

Anh đã mang về nhà nhiều thành phần để tạo ra máy in 3D với hy vọng ngày nào đó có thể sản xuất hàng loạt

Và anh đã gặp phải thử thách đầu tiên sau khi tiến hành nghiên cứu với một số nhà sản xuất trong nước. Anh nhận thấy rằng chi phí sản xuất cho mỗi máy in là quá cao để sản xuất đại trà.

“Vào lúc đó, sản xuất một máy in 3D tốn từ 600 – 700 đôla Mỹ, chi phí này cao bằng sản xuất ở Mỹ,” Sơn tiết lộ.

“Cấu trúc và các bộ phận của máy in thì khá phức tạp, và chi phí sản xuất ở Việt Nam vẫn còn cao,” anh cho biết thêm.

Không thể thiết kế máy in để sản xuất đại trà, Sơn tiếp tục sản xuất và bán con chíp máy in và tấm mạch cho thị trường Mỹ thông qua eBay, một trang web mua sắm trực tuyến. Một người bạn lúc nhỏ đã giúp anh ấy sản xuất tấm mạch ở Việt Nam. Anh đã kiếm được hơn 10,000 đôla Mỹ sau vài tháng bán online. Cuộc hành trình đầu tiên với bán sản phẩm online đã kéo dài 15 tháng liên tục.

Tuy nhiên việc kinh doanh con chíp và tấm mạch của máy in 3D trên eBay đã đặt anh vào tình cảnh khó khăn trên thị trường là tiếp thị sao chép. Chỉ một tuần sau khi đăng trên eBay, tấm mạch mà Sơn thiết kế đã bị sao chép bởi một nhà sản xuất Trung Quốc và họ bán ra với giá thấp hơn.

“Tôi biết chắc rằng tấm mạch mà nhà sản xuất Trung Quốc đưa ra là sao chép từ thiết kế của tôi bởi vì chúng có chung khuyết điểm mà sau này tôi đã sửa lại. Cho đến bây giờ, tôi không có bất kỳ ý kiến nào về thiết kế của tôi đã bị rò rỉ,” Sơn đã nhớ lại.

Sự cạnh tranh đã trở nên ác liệt hơn. Khi Sơn hạ giá thành xuống còn 100 hay 80 đôla cho mỗi tấm mạch, thì nhà sản xuất Trung Quốc cũng đưa ra giá là 60 đôla Mỹ. Cuối cùng Sơn quyết định giá là 70 đôla Mỹ, mức giá này anh nghĩ là đủ hợp lý để đảm bảo lợi nhuận

“Cuộc cạnh tranh với nhà sản xuất Trung Quốc là rất khốc liệt. Đây là một thử thách mà mỗi người chơi phải đối mặt khi tham gia vào trận đấu,” Sơn tiết lộ

“Thiết kế máy in 3D của tôi được định hình nhờ sự giúp đỡ của người dùng internet, những người này đã đóng góp ý tưởng và sáng kiến, vì thế nó không phải là sáng chế của tôi,” anh cho biết. “Tôi vui mừng khi có người sử dụng thiết kế của tôi bởi vì tôi có cơ hội để tiếp tục sự sáng tạo. Việc sao chép hãy để lại đằng sau bằng một hay hai phiên bản.”

Sáu tháng trước, Sơn đã ngừng bán tấm mạch online. Anh thừa nhận rằng tuy có lợi nhuận nhưng mà “tôi muốn cống hiến thời gian của tôi để phát triển một máy in 3D hoàn chỉnh. Mục tiêu chính của tôi là phát triển và bán máy in 3D hơn là bán con chip và tấm mạch.”

Giá cả hợp lý

Sơn đang hướng tới việc phát minh ra máy in 3D trị giá từ 300 đến 500 đôla nếu sản xuất đại trà ở Mỹ và Việt Nam. Anh nói giá cả hợp lý và chất lượng tốt sẽ làm cho máy in được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

“Khi điều đó xảy ra, bất kỳ gia đình nào cũng có thể in bất kỳ cái gì mà họ muốn. Họ chỉ cần thiết kế vật đó,” anh nói

Sơn nhớ lại lúc mà anh đã thiết kế 5 phiên bản của máy in này. “Tôi có một phiên bản mới sáu tháng một lần. Phiên bản mới nhất thì luôn tốt hơn cái trước đó,” anh cho biết. Căn phòng của anh thì có đủ các loại khung của các phiên bản.”

Sơn nói rằng ý tưởng việc thiết kế một máy in phức tạp như thế bắt đầu sự tò mò của anh với máy in 3D ở đại học Brown. Ngay lập tức anh đã quan sát máy in đó.

Vào tháng 10/2012, sau gần một năm phát triển máy in 3D, Sơn đã hoàn thành thiết kế đầu tiên của mình.

“Tôi biết rằng tôi không thể sống mà không có cái máy in đó,” Sơn nói. Sau phiên bản đầu tiên được giới thiệu, anh chưa bao giờ thôi sáng tạo để làm cho máy in ngày càng tốt hơn.

Anh tiết lộ rằng anh đã gần hoàn thành phiên bản mới, và sẽ được kiểm tra sớm. Một vài nhà đầu tư đã tỏ ý quan tâm đến thiết kế của anh, Sơn cho biết

Đây là phiên bản mới nhất sẽ có mặt trên Amazon và eBay vào cuối tháng 11.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/