VINASA: Xuất khẩu phần mềm Việt khởi sắc

Ngoc Huynh

Theo Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA – the Viet Nam Software Association), xuất khẩu phần mềm Việt đã tăng đáng kể, tuy nhiên doanh thu trong nước thì lại sụt giảm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2010 – 2015.

Trong khoảng thời gian này, nhiều công ty và cơ quan nhà nước đã cắt giảm các khoản chi tiêu dành cho phần mềm, và các chính sách liên quan đến việc mua và thuê phần mềm đã hạn chế sự phát triển của ngành.

Thị trường xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT đã đạt được sự tăng trưởng hằng năm từ 30-40%, đặc biệt là ở thị trường Nhật. Việt Nam được xem là đối tác phần mềm số 1 của Nhật Bản với rất nhiều đơn hàng.

Bên cạnh đó, thì trường Mỹ và EU vẫn giữ vững sự phát triển từ 20-30% mỗi năm.

Trong vòng 5 năm qua, ngành CNTT của nước ta luôn giữ vững mức phát triển 10-15% dù cho khủng hoảng kinh tế xảy ra.

Doanh thu từ lĩnh vực phần mềm đã tăng từ 1 tỷ đô la Mỹ lên tới 1.6 tỷ đô la Mỹ trong năm 2015.

Doanh thu của ngành CNTT nhìn chung đã tăng từ 2 tỷ đôla lên đến 3 tỷ đôla Mỹ trong năm 2015.

Nguồn nhân lực trong ngành CNTT cũng tăng trưởng đều đặn ở mức 10% mỗi năm, và hiện nay ngành có khoảng 200.000.

“Trong thời gian sắp tới, VINASA hướng tới mục tiêu sẽ trở thành tổ chức tiên phong trong việc kết nối các ngành nghề và khu vực, và áp dụng và phát triển các công nghệ và start-up”, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch VINASA cho hay.

“Hiệp hội sẽ cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển, trong khi các công ty lớn có thể trở thành những cánh chim đầu đàn, góp phần vào sự phát triển của đất nước,” ông nói thêm.

Trong 5 năm qua, khả năng cạnh tranh quốc tế của các dịch vụ phần mềm và CNTT Việt đã được thiết lập vững chắc.

Theo một báo cáo từ Gartner – một công ty nghiên cứu và tư vấn CNTT, trong năm 2014 Việt Nam đã được đánh giá như là một trong 10 quốc gia nổi bật trên thế giới về gia công phần mềm.

Trong giai đoạn 2010-15, Hà Nội và TP HCM đã được nằm trong tốp 100 thành phố hàng đầu trên thế giới về gia công phần mềm.

Kể từ năm 2013, Việt Nam đã là đối tác lớn thứ hai của Nhật Bản về gia công phần mềm, tiếp theo sau là Trung Quốc.

Ngoài ra, giải thưởng Sao Khuê năm nay cũng đã chứng kiến các xu hướng phát triển mạnh mẽ tại các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT.

Nhiều phần mềm và sản phẩm CNTT đã đạt mức tăng trưởng 100% về doanh thu, trong khi những số khác có mức tăng trưởng từ 300-400%, và một số công ty nhỏ là 500%.

10 doanh nghiệp hàng đầu tại Khuê Sao năm nay ghi nhận doanh thu 240 triệu đô la Mỹ, chiếm 17% tổng doanh thu của ngành công nghiệp.

Theo một báo cáo của VINASA, các doanh nghiệp phần mềm và CNTT đã phát triển về số lượng, quy mô, kỹ năng chuyên môn và quản trị doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sử dụng 200-500 và thậm chí lên đến hơn 1000 lập trình viên phần mềm. Các doanh nghiệp hợp tác làm ăn với các đối tác Nhật Bản đã tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, báo cáo của VINASA cũng đánh giá rằng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển còn giới hạn và họ không có khả năng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.

Nguồn nhân lực cũng đang thiếu trầm trọng. Từ nay đến năm 2020, thị trường dự kiến sẽ cần 400.000 lập trình viên phần mềm, nhưng hệ thống giáo dục chỉ có thể cung cấp 250.000 sinh viên chuyên ngành CNTT.

Nhiều người trong số họ có kỹ năng chuyên môn kém và khả năng ngoại ngữ hạn chế. – VNS

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://bizhub.vn/