Việt Nam giảm 25 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số An ninh mạng toàn cầu

Ngoc Huynh

Theo báo cáo xếp hạng “Chỉ số An ninh mạng toàn cầu” (GCI) trong 6 tháng đầu năm 2017 của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam xếp thứ 101 trên tổng số 193 nước thành viên về khả năng đảm bảo an ninh mạng với số điểm là 0,245 điểm.

Sự cố tấn công mạng nhằm vào hệ thống an ninh hàng không của Việt Nam trong năm 2016 và sự tấn công của mã độc tống tiền Wannacry hồi tháng 5/2017 đã khiến Việt Nam giảm liên tiếp 25 bậc trong bảng xếp hạng này.

Singapore đứng ở vị trí cao nhất với 0,925 điểm, tiếp theo sau là Mỹ và Malaysia đứng vị trí thứ 3.

GCI-2017 được thực hiện bởi Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International Telecommunication Union), đây là một tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc nhằm tiêu chuẩn hoá viễn thông quốc tế.

Việt Nam đã tham gia vào Liên minh này từ năm 1951. Phiên bản đầu tiên của Chỉ số An ninh mạng toàn cầu được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2014.

Chỉ số An ninh mạng toàn cầu là một chỉ số tổng hợp đánh giá và so sánh mức độ cam kết đảm bảo an ninh mạng của các nước thành viên dựa trên 5 yếu tố: Công nghệ, tổ chức, luật pháp, hợp tác và tiềm năng phát triển. Báo cáo Chỉ số An ninh mạng toàn cầu cũng phân loại các quốc gia thành viên trong Liên minh viễn thông quốc tế thành 3 nhóm dựa trên thực trạng phát triển an ninh mạng. Đó là giai đoạn hình thành gồm 96 nước (trong đó có Việt Nam), giai đoạn đang phát triển có 77 nước và giai đoạn dẫn đầu có 21 nước.

Một loạt các cuộc tấn công mạng đã xảy ra vào cuối năm ngoái và nửa đầu năm nay đã đặt ra yêu cầu cấp bách với tất cả các quốc gia trong việc thực hiện cam kết liên minh chặt chẽ hơn nữa để phát triển và xây dựng một thế giới hiện đại an toàn hơn, lành mạnh hơn trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại.

Việc phát hành của GCI của năm nay tiếp tục chỉ ra sự cam kết về an ninh mạng của các quốc gia trên khắp thế giới. Bức tranh tổng quát chỉ ra sự cải tiến và tăng cường năm yếu tố của chương trình an ninh mạng tại các quốc gia khác nhau trên khắp các châu lục.

Tuy nhiên, cần phải có sự tăng cường hơn nữa về hợp tác ở tất cả các cấp độ, khả năng xây dựng và các đánh giá về mặt tổ chức. Ngoài ra, khoảng cách về trình độ đảm bảo an ninh mạng giữa các quốc gia, giữa các vùng và khu vực vẫn còn rất lớn.

Trong khi khả năng cam kết ở châu Âu vẫn rất cao về pháp lý và kỹ thuật nói riêng, thì tình hình khó khăn ở châu Phi và khu vực châu Mỹ cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục cam kết và hỗ trợ.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://bizhub.vn