Tỷ Lệ Thất Nghiệp Cao Do Sự Bùng Nổ Các Trường Đại Học

Ngoc Huynh

Hàng tá trường cao đẳng (hệ 3 năm) đã được nâng cấp thành các trường đại học (hệ 4-5 năm), nhưng chất lượng đào tạo thì không tương xứng với sự mở rộng.

Theo như một báo cáo từ bộ giáo dục và đào tạo (MOET), thì Việt Nam có 433 trường đại học và cao đẳng cho đến tháng 6/2014, trong đó có 347 trường công lập và 86 trường ngoài công lập.

Theo tiến sỹ Bùi Anh Tuấn, thì từ năm 2007-2013 lần lượt có 133 trường đại học và cao đẳng được nâng cấp lên từ trường các cao đẳng và trung cấp (hệ 2 năm). Trong số đó, có 59 trường được nâng cấp thành cao đẳng và 49 trường được nâng cấp thành đại học.

Các nhà phân tích lưu ý rằng việc nâng cấp các trường trên quy mô rộng lớn gần đây là một trong những lý do gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao.

Theo một báo cáo của bộ lao động, thương binh và xã hội (MOLISA), thì có 162000 lao động có bằng cử nhân nhưng vẫn chưa có việc làm từ giữa năm 2014.

Giáo sư Nguyễn Minh Dương, thành viên của ủy ban quốc gia về đào tạo và nguồn lực con người đã nói rằng các chính quyền địa phương muốn thành lập các trường đại học, trong khi các nhà lãnh đạo muốn nâng cấp các trường của họ để nâng cao vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục.

Hệ thống giáo dục đa bậc sẽ giúp họ có nhiều sinh viên và thu được lợi nhuận lớn.

Các nhà phân tích cũng cho biết rằng các trường đại học dễ dàng thu hút các sinh viên hơn là các trường cao đẳng hay trung cấp, bởi vì nhiều người Việt Nam muốn đạt được bằng cử nhân.

Đặt ra nghi vấn về chất lượng giáo dục

Chất lượng đào tạo ở các trường được nâng cấp đã giảm theo nguồn lực hạn chế của các nhà đầu tư.

Do các nhà đầu tư không có đủ tiền để nâng cấp cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy.

MOET đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng thiếu giảng viên ở các trường đại học.

Nhiều trường đã không có đủ giảng viên với bằng cấp theo yêu cầu, trong khi nhiều trường thì lại ‘mượn’ tên tuổi các giảng viên từ các trường khác.

Tiến sỹ Lê Việt Khuyến, nguyên quan chức cấp cao của MOET, đã nói rằng các đơn vị giám sát quá nhẹ tay khi cấp giấy phép cho các trường đại học mới, và không dễ để đóng cửa các trường có chất lượng kém.

Nhiều trường không có sinh viên theo học trong những năm qua, và không thể bị buộc đóng cửa vì không có quy định cho vấn đề này.

“Điều cần thiết là phải lập ra các tiêu chuẩn quốc gia, ví dụ như: các yêu cầu tối thiểu cho phép thành lập các trường,” ông Khuyến nói thêm.

Bộ trưởng bộ giáo dục Phạm Vũ Luân, trong khi thừa nhận việc thành lập nhiều trường đại học trong những năm gần đây, đã nói rằng có nhiều trường yếu kém nên hệ thống giáo dục luôn trong tình trạng không ổn định và không an toàn.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/