So sánh các khung quản lý dự án Agile: Scrum, Lean và Kanban

Linh Le

Các khung quản lý dự án Agile (Agile framework) Scrum, Lean hoặc Kanban được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Mỗi khung quản lý này đều có các điểm tập trung chính, tính năng, quy trình, lợi ích và hạn chế riêng. Sau đây là cách để bạn quyết định framework nào phù hợp nhất cho dự án tiếp theo của mình.

Scrum vs. Lean vs. Kanban: Comparing agile project management frameworks

Agile là một lựa chọn ngày càng trở nên phổ biến để quản lý dự án. Ban đầu Scrum được phát triển cho các dự án đòi hỏi sự linh hoạt và tốc độ cao, chia nhỏ các chu kỳ thực hiện thành các chu kỳ ngắn hơn, có tính chất lặp đi lặp lại, được gọi là “Sprint”.

Là một phương pháp quản lý dự án, nhanh nhẹn tương tác cao, cho phép điều chỉnh nhanh chóng trong suốt một dự án. Các quy trình trong framework này có tính chất lặp đi lặp lại, do đó giảm được rủi ro, cho phép phản hồi ngay lập tức, xoay vòng nhanh và giảm độ phức tạp.

Trong bài viết “Làm thế nào để lựa chọn phương pháp quản lý dự án phù hợp“, có đề cập đến những cân nhắc chính và một số tiêu chí đánh giá khi lựa chọn phương pháp thực hiện. Dưới đây là bảng so sánh ba Agile framework phổ biến có thể sẽ giúp bạn dễ dàng chọn kế hoạch thực hiện phù hợp cho project tiếp theo của mình.

SCRUMLEANKANBAN
Định nghĩaMột bộ quy tắc, vai trò và quy trình định sẵn và định kỳ được sử dụng để đẩy nhanh việc phát hành các sản phẩm có chất lượng cao hơn.Các nguyên tắc sản xuất và công nghệ được sử dụng để loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất và tăng cường sự học hỏi và tính toàn vẹn.Là một framework trực quan, có thể kích thích cải tiến liên tục và có liên quan đến việc sử dụng các quy trình công việc trực quan để giới hạn công việc đang tiến hành và giúp cho yêu cầu phù hợp với khả năng hoàn thành công việc.
Ngành sử dụngBan đầu được áp dụng cho phát triển phần mềm nhưng hiện được áp dụng trong nhiều ngành khác nhau.Ban đầu được áp dụng trong ngành công nghiệp sản xuất, nhưng hiện nay được áp dụng trong nhiều ngành khác nhau.Ban đầu được áp dụng trong quy trình chuỗi cung ứng sản xuất, nhưng hiện nay được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Điểm tập trung chínhTập trung vào việc xúc tiến chuyển đổi sản phẩm và cải thiện chất lượng.Tập trung vào loại bỏ lãng phí (bất cứ thứ gì không mang lại giá trị), cải tiến hệ thống, học hỏi và tính toàn vẹn của quy trình.Tập trung vào các nhiệm vụ và cải tiến quy trình.
Cần xác định bằng hệ thống đẩy hoặc kéoDựa trên hệ thống kéo (chỉ thực hiện khi có nhu cầu).Dựa trên hệ thống kéo (chỉ thực hiện khi có nhu cầu).Dựa trên hệ thống kéo (chỉ thực hiện khi có nhu cầu).
Ưu tiên công việc và công việc đang tiến hành (WIP)Sử dụng backlog để ưu tiên công việc trong tương lai đang diễn ra (WIP).Cho phép ưu tiên WIP chỉ khi nào nhu cầu của khách hàng được xác định.Công việc đang tiến hành (WIP) phù hợp với khả năng hoàn thành công việc của nhóm.
Tinh thần hợp tác làm việcYêu cầu đội ngũ tự tổ chức cao.Yêu cầu các quy trình phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn trong nhóm.Không yêu cầu cao về quản lý giám sát và nhóm có tính tự quản cao hơn.
Quá trình phát triểnSử dụng các Sprint chính thức (chu trình làm việc lặp lại) với các vai trò chỉ định cụ thể.Sử dụng các quy trình chính thức và vai trò của nhóm.Không yêu cầu Sprint chính thức hoặc vai trò cụ thể.
Độ linh hoạtMang tính hình thức hơn / ít linh hoạt hơn.Quy trình chính xác hơn.Rất linh hoạt.
Lịch trình làm việcMỗi Sprint kéo dài 2 – 4 tuần.Không có tiến trình cụ thể nhưng quy trình phải được sắp xếp hợp lý.Không có thời gian xác định trước nhưng công việc được chia nhỏ và dễ quan sát.
MeetingGiới hạn trong 15 phút/ngàySớm và thường xuyên theo yêu cầu để giải quyết kịp thời các vấn đề.Meeting khi có nhu cầu.
Thay đổi yêu cầuTránh được thay đổi yêu cầu trong thời gian Sprint.Các thay đổi được xác định và giải quyết khi phát sinh trong quá trình làm việc.Tính linh hoạt cho phép thay đổi trong suốt quá trình làm việc.
Vai trò/vị tríBa vị trí đóng vai trò là chìa khóa để thành công (scrum master, product owner và scrum team).Các nhóm sắp xếp dựa trên các mục tiêu chung và làm việc chặt chẽ với nhau.Không có các vị trí cụ thể.
Cách đo lường sự thành côngDựa trên tốc độ hoàn thành công việc và khả năng nâng cao chất lượng.Dựa trên việc sử dụng quy trình just-in-time / quay vòng nhanh.Dựa trên thời gian xử lý.
Các biến thể framework khác

Các Agile framework trên còn có thể được kết hợp để cho ra các giải pháp ‘lai’ khác. Các kết hợp này làm tăng cơ hội thành công bằng cách tận dụng những ưu điểm của hai framework lại với nhau.

Scrumban

Sử dụng Scrum làm phương pháp làm việc thực tế, nhưng sử dụng kanban làm phương pháp để liên tục cải tiến quy trình.

Leanban

Sử dụng Lean làm cách để kết hợp các thành phần tốt nhất của kanban và scrum để cung cấp giá trị bền vững nhất càng nhanh càng tốt.

Khi cân nhắc về project tiếp theo của mình, hãy xem xét và ưu tiên các tiêu chí trên một cách cẩn thận để đảm bảo rằng những đặc điểm nổi trội của mỗi framework phù hợp với mục tiêu của bạn. Cũng như là yếu tố trong cơ cấu kinh doanh, đội ngũ làm việc và các năng lực, cũng như tính linh hoạt và nhiều yếu tố khác.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.cio.com