Số lượng các thiết bị thông minh nhiễm malware sẽ tăng gấp đôi trong năm 2017

Ngoc Huynh

Theo các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky Lab, tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000, trong đó hơn một nửa số này xuất hiện vào năm 2017.

Các thiết bị thông minh như smartwatches, TV thông minh, bộ định tuyến (router) và camera đang kết nối với nhau và xây dựng hệ sinh thái Internet of Things (IoT) ngày càng phát triển hơn, một mạng lưới các thiết bị được trang bị công nghệ nhúng cho phép chúng tương tác với nhau hoặc với môi trường bên ngoài.

Do hiện nay có quá nhiều loại thiết bị, IoT đã trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng. Bằng cách xâm nhập thành công vào các thiết bị IoT, bọn tội phạm có thể theo dõi mọi người, tống tiền họ, và thậm chí biến họ trở thành người phạm tội cùng với chúng một cách khôn ngoan.

Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã tiến hành nghiên cứu về phần mềm độc hại IoT để kiểm tra mức độ nguy hiểm của nó.

Họ đã thiết lập honeypots – các mạng nhân tạo, mô phỏng mạng của các thiết bị IoT khác nhau để quan sát phần mềm độc hại cố tấn công các thiết bị ảo của họ.

Các cuộc tấn công sử dụng các mẫu độc hại đã biết và chưa biết đến trước đây đã gần như bị tấn công ngay lập tức sau khi honeypot được thiết lập.

Hầu hết các cuộc tấn công được ghi lại bởi các chuyên gia của công ty, đều nhắm đến các video recorder kỹ thuật số hoặc IP camera (chiếm 63%), và 20% tấn công vào các thiết bị mạng bao gồm router, DSL modem.

Ba quốc gia có nhiều cuộc tấn công vào các thiết bị IoT lần lượt là: Trung Quốc (17%), Việt Nam (15%), và Nga (8%).

Theo các chuyên gia, nguyên nhân đứng đằng sau sự gia tăng này là rất đơn giản: IoT rất mỏng manh và dễ bị tấn công khi đối mặt với bọn tội phạm mạng.

Nhiều thiết bị thông minh hiện đang chạy trên các hệ điều hành dựa trên Linux, sẽ dễ bị tấn công hơn bởi vì bọn tội phạm mạng có thể viết code có chứa mã độc nhắm đến một lượng lớn các thiết bị cùng một lúc.

Theo các chuyên gia trong ngành, hiện có hơn sáu tỷ thiết bị thông minh trên toàn cầu. Hầu hết trong số chúng thậm chí không có một giải pháp bảo mật nào, và các nhà sản xuất thiết bị thường không sản xuất bất kỳ bản cập nhật bảo mật hoặc phần mềm mới.

Để bảo vệ thiết bị, các chuyên gia bảo mật của Kaspersky Lab khuyên người dùng không nên truy cập thiết bị của họ từ mạng bên ngoài nếu không cần thiết.

Bên cạnh đó, tất cả các dịch vụ mạng không cần thiết cũng phải bị vô hiệu hoá, mật khẩu mặc định cần được thay đổi và một mật khẩu mới được đặt trước khi sử dụng thiết bị, và firmware của thiết bị phải thường xuyên cập nhật lên phiên bản mới nhất nếu có thể

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://bizhub.vn