Setup SSL certificate cho nhiều domain khác nhau trên cùng một server nginx

Tram Ho

Mở đầu

Mình thi thoảng vẫn làm những pet project nho nhỏ và đăng lên trên VPS của mình. Và tất nhiên, với mỗi project sẽ là một domain (thường là subdomain) khác nhau và cái nào cũng sẽ cần setup HTTPS. Và đây chính là lúc vấn đề nảy sinh, làm sao để có thể thiết lập được nhiều SSL khác nhau cho cùng một server (vì nhà có mỗi 1 cái VPS dùng để host đủ thứ, chứ lấy đâu ra nhiều. Bài viết này sẽ đi vào chi tiết vấn đề mình đã gặp phải và cách giải quyết của mình, tuy chưa tối ưu lắm nhưng chấp nhận được.

Câu chuyện wild-card SSL

Bài toán của mình: thiết lập SSL cho hai subdomain: matrix.heasygame.comblokus.heasygame.com. Do mình làm 2 project này vào hai khoảng thời gian khác nhau, matrix có trước, rồi đến blokus, nên trước đó, mình đã gen sẵn cert SSL cho domain matrix.heasygame.com bằng Let’s Encrypt.

Khi xuất hiện thêm một subdomain mới, thì cách giải quyết thích hợp nhất đấy chính là sử dụng wild-card SSL cert. Wildcard SSL là loại hình SSL một chứng chỉ SSL có thể dùng cho tên miền chính và tất cả các tên miền phụ của website. Loại hình này lý tưởng dành cho các khách hàng sử dụng nhiều tên miền phụ (sub domain) như các gian hàng online, các tên miền phụ cần SSL cho mục đích facebook apps .. v.v. Như vậy, chỉ cần một cert *.heasygame.com là có thể dùng cho bao nhiêu subdomain tuỳ thích, quá tuyệt vời phải không.

Và thật may lắm là Let’s Encrypt cũng đã hỗ trợ tạo wild-card SSL cert kể từ tháng 3 năm 2018. Cách thức để đăng ký cũng rất đơn giản. Ta chạy lệnh như sau: (ở đây mình coi như là bạn đã biết cách cài đặt SSL của Lets Encrypt bằng certbot với server nginx nhé)

Chúng ta sẽ chọn mode --manual và xác thực thông qua dns và đồng ý --agree-tos, khi đó certbot sẽ yêu cầu chúng ta thêm 1 bản ghi DNS TXT vào trong domain của chúng ta với giá trị định trước (chú ý là mỗi lần chạy sẽ gen ra một giá trị khác nhau). Việc này cũng không quá khó khăn, thao tác một chút tại màn hình quản lý domain (của mình là NameCheap), xong xuôi chúng ta có thể tiếp tục. VD như sau:

Đến đây thì bài toán mới lại nảy sinh:

CAA là cái quần què gì vậy ? ?. Bỏ thêm chút thời gian ra Google. Chúng ta có thêm thông tin sau:

  • Gần đây, do nhà nhà người người đều có thể đăng ký SSL cert dễ dàng thông qua Lets Encrypt và các dịch vụ khác nên đã dẫn đến rất nhiều hành vi cố gắng lừa đảo diễn ra, khiến cho việc cấp SSL sai có thể xảy ra . Để phòng chống việc này, CAB Forum cùng với sự hỗ trợ của IETF đã tìm ra giải pháp: CAA Record

Certification Authority Authorization (CAA) là một bản ghi DNS cho phép người chủ của domain có thể chỉ định Certification Authorities (CAs) có thể phát hành chứng chỉ SSL cho domain của mình, do đó sẽ ngăn chặn các CAs không thể cấp chứng chỉ SSL cho domain của họ.

Do đó, kể từ 22/02/2017, trước khi phát hành SSL cert cho một domain, các CAs sẽ phải kiểm tra xem domain đó đang có CAA record nào không, vào nếu CAA đang được setup với một CA khác thì sẽ phải từ chối việc phát hành chứng chỉ cho domain này. Trong trường hợp chưa có CAA nào, CA có thể cấp chứng chỉ. Lý do cho việc này là:

  • Chủ domain chỉ muốn giới hạn chứng chỉ cho một số CA mà họ tin tưởng.
  • Việc thêm CAA này cũng bắt các domain phải thêm một bước check nữa, tránh việc phát hành sai chứng chỉ không mong muốn.

Và tất nhiên, CAA cũng có nhiều loại CAA khác nhau, còn chúng ta sẽ quan tâm 2 loại chính:

cái đầu tiên cho phép Comodo CA (giờ là Sectigo CA) phát hành chứng chỉ cho domain example.com và cái thứ 2, cái mà chúng ta cần, cho phép phát hành wild-card cert.
Chúng ta có thể kiểm tra thử CAA hiện tại thông qua https://caatest.co.uk/

Vậy tất cả chúng ta làm là thêm CAA record phát hành wild-card cert cho Lets Encrypt, vậy là xong
Tham khảo trên mạng thì cũng thấy khá nhiều hướng dẫn:

Nhưng đời không như là mơ, sau một hồi đánh vật với đủ các thể loại CAA, kết quả vẫn là không, không, và không

Kiểm tra lại và kết quả vẫn như vậy:

Cấu hình SSL cert cho một domain

Trước hết chúng ta cùng xem qua cấu hình nginx đi kèm SSL cho một domain

Về cơ bản cũng không có gì quá khó hiểu, ta cần chú ý một số điểm sau:

  • ssl_certificatessl_certificate_key là đường dẫn đến file chứng chỉ và file private key cho domain của ta
  • Server sẽ listen ở port 443 và nếu request đển port 80 thông qua domain sẽ bị redirect về https
  • tất cả request sẽ được proxy về server thật ở sau nginx chạy ở port 4001

Vậy nếu ta thêm 1 block server và upstream tương tự như thế nữa cho blokus liệu có được không? Mình cũng có đọc 1 số tuts khác làm như vậy nhưng đều ko work, không hiểu tại sao, chắc do ăn ở chưa tốt. Anw. đọc ở 1 chỗ khác thì thấy viết là do chung IP nên khi request đến, nên nginx sẽ không biết phải forward về IP nào, và sẽ chọn lấy 1 block server làm mặc định. Dẫn đến là khi truy cập vào blokus.heasygame.com, nginx lại đưa ra cert của matrix.heasygame.com, gây ra cảnh báo về chứng chỉ ko phù hợp và người dùng không thể truy cập được.

Vậy bài toán không thể giải quyết ở mức độ của http server vì SSL handshake được thực hiện trước đó rồi, ta cần giải pháp khác.

Giải pháp ???

Sau khi tham khảo và test thử nhiều cấu hình trên mạng mình đi đến được cấu hình sau:

Nginx có module ssl_preread (http://nginx.org/en/docs/stream/ngx_stream_ssl_preread_module.html). Module này cho phép chúng ta đọc được thông tin từ ClientHello message (là một trong các handshake message mà client gửi lên trong quá trình bắt tay SSL, bạn có thể đọc thêm ở http://www.moserware.com/2009/06/first-few-milliseconds-of-https.html để hiểu rõ hơn). Trong message này có một mục là SNI:

Server Name Indication (SNI) is an extension to the Transport Layer Security (TLS) computer networking protocol by which a client indicates which hostname it is attempting to connect to at the start of the handshaking process.[1] This allows a server to present multiple certificates on the same IP address and TCP port number and hence allows multiple secure (HTTPS) websites (or any other service over TLS) to be served by the same IP address without requiring all those sites to use the same certificate. — Wikipedia

Nghe đúng là cái chúng ta cần đúng không. Nôm na là client sẽ chỉ định domain mình muốn connect đến ở phần SNI, server có thể đọc thông tin này ra (mà không dẫn đến đứt kết nối SSL/TLS) và đưa ra cert phù hợp. Kiểm tra bản build nginx hiện tại có hỗ trợ SNI như sau:

có hiện ra TLS SNI support enabled là OK!

Quay lại với cấu hình của nginx.conf ta thấy có 3 block map khác nhau:

  • map $ssl_server_name $stream_upstream sẽ lấy ra $ssl_server_name (biến được sinh ra từ module ssl_preread) map tương ứng server name với upstream (matrix_app hay blokus_app).
  • Hai block map còn lại tương ứng map name với từng chứng chỉ và private key của mỗi subdomain khác nhau.
    Và ta thấy, 2 upstream đang listen ở 2 port khác nhau.

Đến đây hoàn toàn chúng ta có thể đưa thẳng upstream của 2 app vào 2 block này. Tuy nhiên vì 2 game của mình đều sửa dụng websocket, mà những cấu hình http này không thể định nghĩa trong block stream được, nên bắt buộc phải forward sang block http mới.

Cùng check thử cấu hình mới của 2 server này:

Lúc này, block http mới sẽ lắng nghe ở cổng 4444 thay vì 80 như trước, còn các cấu hình khác cũng hoàn toàn tương tự như cũ. Server blockus còn lại cũng hoàn toàn tương tự nhưng lẳng nghe ở cổng 4445.

Kết

Nghe setup có vẻ khá loằng ngoằng nhỉ, nhưng anw, It’s works.Hi vọng sẽ có cao nhân có cách giải quyết báo đạo hơn. Cách setup thế này cũng có thể hữu dụng trong trường hợp bạn muốn 1 server nginx làm gateway chung cho nhiều dịch vụ khác nhau ở đằng sau.

Tham khảo

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo