Những nguyên tắc thiết kế UI UX quan trọng Tester cần nắm

Tram Ho

Hiện nay, với sự gia tăng và phát triển mạnh mẽ của công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống, các sản phẩm công nghệ tới người tiêu dùng càng cần phài trau chuốt hơn bao giờ hết cả về chức năng lẫn giao diện người dùng. Thiết kế hợp lý và tiện ích chính là điểm thu hút đầu tiên tới người dùng.

Ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho bạn về một số nguyên tắc thiết kế cơ bản mà Dev nào cũng nên biết và Testers nào cũng cần phải nắm được:

1. Tính hướng người dùng

Áp dụng nguyên tắc này bao hàm việc cân nhắc cẩn thận về cách thức người dùng thực sự tương tác với sản phẩm, cũng như những thao tác phổ biến nhất họ sẽ sử dụng. Liên tục đặt ra những câu hỏi từ lập trường của người dùng sẽ giúp sản phẩm đánh trúng nhu cầu của họ.

What for? For whom? Trả lời những câu hỏi này là sẽ ra đáp án đúng.

Điều hướng trang web liệu đã đủ trực quan chưa?
Người dùng liệu đã được hướng dẫn rõ ràng để chuyển từ trang này đến trang khác một cách thuận tiện hay chưa?
Mục đích của từng thành tố trên trang web của bạn liệu đã rõ ràng và dễ hiểu?

2. Tính khả dụng (mức độ dễ dàng của người dùng khi tương tác với trang web/app).

Chính vì thế, họ sẽ thích trang web/app của bạn có cách thức hoạt động giống như tất cả những sản phẩm mà họ từng dùng qua, thay vì phải học và thay đổi theo những cách thức tương tác phức tạp, khó nhớ khác.

1. Những chỗ khuyết chữ, button hoặc hình ảnh đã có tooltip để diễn tả nội dung chức năng của đối tượng đó hay chưa?

2. Các chức năng phức tạp cần có thông tin hướng dẫn ngay trên form, hướng dẫn nhập liệu đầy đủ, đừng chỉ để dấu “*” để khiến người dung bối rối.

3. Các trường input đã có placeholder để gợi ý chưa?

4. Hạn chế khiến người dùng phải dung chuột. Phím submit đã có phím tắt khi người dùng bấm Enter chưa? Focus vào ô người dung hay nhập đầu tiên chưa?

5. Các chức năng xử lý lâu đã có process bar hiển thị phần trăm loading chưa?

6. Input đã validate nhập liệu chưa? Ô password đã có unhide password chưa?

7. Đánh index tab trong form cho người dung thuận tiện nhập liệu, đánh index từ trái sang phải, trên xuống dưới

“Less is more” – Đừng tạo sản phẩm toàn chữ, hãy có blankspace

3. Sử dụng icon quen thuộc và dễ nhận biết – branding action

Trong trường hợp web và mobile, thì bộ nhận diện thương hiệu là những thành phần đồ hoạ miêu tả bề ngoài của công ty như logo, typography, màu sắc, họa tiết.
Một website hay app chính chủ được đầu tư bài bản, sẽ khiến người dùng cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn rất nhiều.
Số liệu sinh động luôn có lợi thế hơn so với những đoạn văn bản dài dòng, khô cứng.
Điều này giúp phần nội dung của chúng ta được khách hàng quan tâm hơn, cũng như việc tra cứu thông tin trở nên thuận tiện và dễ dàng.

Còn nữa.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo