Những điều CIO có thể học hỏi từ startup

Linh Le

Khi mà các công ty startup vẫn tiếp tục thống lĩnh bức tranh công nghệ số thì các CIO ngày nay có thể học được gì từ những công ty mới nổi này?

mentor partner collaborate business deal coffee shop couple by joshua ness via unsplash

Câu trả lời đúng đắn: bạn cần để điều này ở vị trí hàng đầu của công ty, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo của bạn không có đối thủ, bạn chính là cánh tay phải không thể thiếu của CEO và bạn cũng chính là nhà vô địch bên trong tổ chức của mình. Tóm lại: bạn chính là CIO (Giám đốc công nghệ thông tin).

Để thúc đẩy sự nghiệp của mình, bạn cần thấy được ý nghĩa trong việc nghiên cứu những người ngang địa vị nhưng có nhiều kinh nghiệm hơn, coi họ là tấm gương để học hỏi. Nhưng với những thông tin về các startup hiện nay thì liệu các doanh nghiệp đầy kinh nghiệm có thể học hỏi được gì từ những doanh nghiệp trẻ này cùng văn hóa siêu lạc quan của họ hay không?

Khi những công ty cấp tiến trong thời đại kỹ thuật số đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho những tổ chức lâu đời, thì dễ dàng nhận thấy có nhiều thứ mà công ty bạn có thể học hỏi và áp dụng từ văn hóa startup. Sau đây, chúng ta cùng điểm qua một vài thông điệp then chốt dành cho các CIO và những điều họ có thể học hỏi từ startup.

Cải tiến không ngừng

Đối với các công ty startup, việc cải tiến và nhạy bén chính là hai yếu tố cần thiết để đảm bảo không chỉ thành công mà còn là sự tồn vong của doanh nghiệp. Giữa một thị trường khốc liệt ngày một lớn dần thì những ý tưởng mới lạ và tiến bộ cũng như lòng tin mạnh mẽ vào những ý tưởng có khả năng tạo nên xu hướng chính là cách đảm bảo rằng bạn đang đi trước so với cái ngưỡng của ngành công nghiệp.

Các công ty startup thường nỗ lực làm việc nhằm tối ưu hóa năng suất. Hầu hết các công ty này phải vật lộn với khoản ngân sách eo hẹp trong giai đoạn đầu trước khi những vòng gọi vốn đầu tiên diễn ra. Bạn cũng có thể thấy các startup cũng dùng những phần mềm mã nguồn mở miễn phí để tránh dính vào những phần mềm bản quyền đắt đỏ – điều này về sau có thể lại thu hút các giám đốc tài chính (CFO) có tư duy cởi mở.

Công ty về chuỗi cung cứng của Singapore, Y3 Technologies đang làm việc với các startup và các trường đại học trong các lĩnh vực phân tích dữ liệu và học máy để khám phá ra những tiềm năng mà những khoản đầu tư mạo hiểm này có thể mang lại. Sự hợp tác này được ấp ủ thông qua Supply Chain Angels, bộ phận đầu tư mạo hiểm của Y3 Technologies và tập đoàn YCH Group.

“[Thông qua Supply Chain Angels] chúng tôi ươm mầm các startup và làm việc với họ để xem công nghệ và giải pháp mới họ có thể đưa ra trong phạm vi chuỗi cung ứng,” Gabriel Tho, COO (giám đốc điều hành) của YCH cho hay.

Thích nghi với xu hướng mới

Khả năng thích nghi với những xu hướng mới và cải tiến không ngừng là những đặc điểm thiết yếu cho bất cứ doang nghiệp nào đang tìm kiếm thành công trong thị trường cạnh tranh, dù cho họ chỉ mới hoạt động được 2 năm hay đã 20 năm đi chăng nữa. Một trong những mối nguy hại cho các công ty hợp nhất chính là rủi ro trì trệ.

Vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp đột phá xâm nhập thị trường, nên những doanh nghiệp nào không thể xử lý được rủi ro sẽ không đủ sức tồn tại cho tới lúc chứng kiến làn sóng đổi mới tiếp theo.

Ví dụ chính là hãng Kodak. Mặc dù là gã khổng lồ trong thị trường phim ảnh gần như suốt cả thế kỷ 20, nhưng hãng này đã đánh mất cơ hội dẫn đầu công cuộc cách mạng nhiếp ảnh kỹ thuật số. Và có phải bạn đang đọc bài báo này bằng thiết bị di động không? Có lẽ không phải là điện thoại Blackberry hay Nokia đâu nhỉ!

Xây dựng văn hóa “toàn công ty”

Điều gì khiến các startup là nơi đáng khao khát để làm việc? Đó có phải là những cơ hội mà họ đưa ra với những kỹ năng mới nổi mà bạn có thể phát triển? Trong khi cả 2 điều này đều đúng, thì đối với một số người, đó là sự kết hợp hấp dẫn giữa văn hóa văn phòng đa dạng và thoải mái. Lấy ví dụ như văn phòng đầu tư mạo hiểm CO3 của Malaysia, nó  “có lẽ là văn phòng ngầu nhất đông nam Á” vì có một chiếc máy bay đỏ giữa khuôn viên nhằm khuyến khích nhân viên “bay lên”.

Định nghĩa môi trường làm việc thân thiện và vui vẻ không phải chỉ là có được môi trường làm việc dễ chịu về mặt thẩm mỹ, mà nó cũng phải tạo ra động lực sáng tạo, tình cảm bạn bè và tinh thần đồng đội. Theo lý thuyết, nhân viên trong các công ty startup là những nhà tư bản hạnh phúc. Và tất nhiên, về mặt tinh thần, họ luôn suy nghĩ thông thoáng, một đặc tính được mà hầu hết các doanh nghiệp mới nổi đều làm chủ được trên hành trình thành công-hoặc-biến mất của họ.

Các chiến lược starup khác bao gồm vận hành phòng thí nghiệm cải tiến, đầu tư cho các công ty và các cuộc thi phát triển phần mềm có tiếng tăm, nơi luôn khuyến khích các thử nghiệm. Vào tháng 6 năm 2006, SAP cho ra mắt chương trình ươm mầm nhắm vào các công ty startup giai đoạn đầu trong lĩnh vực Internet vạn vật, dữ liệu lớn, đám mây và rải theo ngành bán lẻ lẫn chăm sóc sức khỏe.

CIO của họ, Manik Narayan Saha đã khiến chương trình này trở thành một phần của nhiệm vụ hỗ trợ tích cực cho văn hóa startup của công ty.

Khi các startup có người chống lưng thích hợp, thì giới hạn sẽ là vô biên như bầu trời rộng lớn. Một số doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm đã thành công giờ đây đang nắm vị trí sáng chói trong danh sách Fortune 500 (BXH 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ). Những doanh nghiệp này bao gồm Alibaba, PayPal và kẻ chuyên tạo ra tranh cãi Fascebook.

Sáp nhập và Mua lại (M&A)

Giới tư bản chuyên đầu tư rủi ro không phải chỉ là những kẻ vung hàng đống tiền cho những công ty non nớt. Những tập đoàn khổng lồ này thấy được khả năng sinh lợi nhuận hấp dẫn trong việc đầu tư vào các startup.

Như năm 2007, Tencent đứng sau số lượng lớn nhất những chú kỳ lân Trung Quốc (hình ảnh kỳ lân ám chỉ các công ty startup). Tập đoàn Alibaba và Softbank của Nhật cũng đầu tư mạnh vào giai đoạn đầu và cuối trong các thương vụ mang tính rủi ro cao.

Trong thế giới phát triển nhanh chóng ngày nay, có một ý tưởng thông minh thôi là chưa đủ: bạn phải là người đầu tiên đưa ý tưởng đó ra thị trường hoặc là người khác sẽ làm điều đó thay bạn.

Tuy nhiên, hợp tác với các startup không phải lúc nào cũng dẫn đến việc trả giá đắt. Các tổ chức lớn như AstraZeneca hay Oxfam đã đạt được thành công đáng kể từ việc hợp tác với những công ty mới nổi.

Nuôi dưỡng mối quan hệ làm ăn đặc lợi với các công ty startup dễ uốn nắn có thể giúp bạn có được những sản phẩm dùng thử hay những thử nghiệm với thị trường trong thời gian ngắn hơn là một đối tác quen thuộc có thể (hoặc sẵn sàng) thực hiện.

Chấp nhận rủi ro khi có thể

Không giống như các công ty lớn, nơi mà động lực có thể bị cản trở bởi những quy trình nội bộ, các startup luôn nhanh nhạy và sẵn sàng dùng đến yếu tố này. Về mặt này, các startup chính là những đồng minh tự nhiên của CIO.

Chấp nhận rủi ro chính là nguyên lý cốt lỗi của chiến lược thành công, tuy nhiên các tập đoàn lớn, lâu năm có trách nhiệm cao hơn khiến họ không thể (và không nên) phớt lờ rủi ro.

Cùng với việc chấp thuận những luật lệ, quy định và việc kiểm tra chung, họ cũng phải trả lời trước các cổ đông và ban giám đốc, những người luôn cẩn thận trước những quyết định mạo hiểm mang tính lịch sử của công ty.

Vào năm 2018, ngân ghàng phát triển châu á ADB đã tổ chức cuộc thi phát triển phần mềm đầu tiên của mình – một bước tiến táo bạo từ một ngân hàng, nơi vốn có văn hóa chống đối và bảo thủ trong việc thử nghiệm những điều mới mẻ.

500 doanh nghiệp startup tham gia vào cuộc thi nhằm giải quyết 3 thách thức phát triển ở châu Á: giải pháp sức khỏe cho vùng nông thôn, ID kỹ thuật số và trí thông minh nhân tạo đáng tin trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Sự kiện đã thành công tốt đẹp và ADB bắt đầu làm việc với những doanh nghiệp chiến thắng.

“Công ty startup đầu tiên mà chúng tôi làm việc cùng là về vấn đề ID kỹ thuật số áp dụng cho giải pháp tài chính toàn diện,” Shirin Hamid, CIO của ADB và là một trong những người đứng sau ý tưởng của cuộc thi giải thích. “Chúng tôi đã thử nghiệm công nghệ với công ty startup này. Đầu tháng 1, team của tôi đã đến Papua New Guinea, ở đó chúng tôi đã làm việc với một ngân hàng địa phương. Chúng tôi cũng làm việc với một nhà cung cấp viễn thông và chúng tôi đã tìm ra một use case.” (use case hiểu đơn giản là chức năng nhỏ nhất của ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của người dùng).

“Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên của chúng tôi và chúng tôi rất hài lòng khi đã có tiến triển với nó,” cô nói với CIO của ASEAN.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.cio.com