Microsoft và Google đang giấu bạn điều gì về AI của họ

Tram Ho

Vào tháng 09/2018, công ty công nghệ Trung Quốc iFlytek – công ty dẫn đầu trên toàn thế giới về công nghệ A.I, đặc biệt là trong phần mềm nhận dạng giọng nói – đã bị buộc tội sử dụng bản dịch của con người để ngụy trang thành bản dịch của máy trong một hội nghị công nghệ ở Thượng Hải. Người tố giác là một thông dịch viên, Bell Wang, người thực hiện dịch thuật trực tiếp tại hội nghị. Anh ấy nhận ra iFlytek đang sử dụng bản dịch của mình làm phụ đề trực tiếp trên màn hình, ngay bên cạnh logo của công ty. Chính vì chèn logo công ty vào như vậy mà mọi người sẽ nghĩ rằng bản dịch đó được dịch bởi hệ thống A.I. của công ty chứ không phải bởi Wang.

Công ty cũng đã phát trực tiếp các bản dịch online bằng giọng máy tính thay vì giọng của phiên dịch viên gốc. Wang đã chụp ảnh và video làm bằng chứng, rồi đăng chúng lên Zhihu, một platform dạng blog của Trung Quốc, và buộc tội iFlytek tội lừa đảo. Sự việc này đã tạo ra một cơn bão truyền thông và tranh cãi về các chiến thuật PR và Marketing của iFlytek. Công ty đã tuyên bố rằng sứ mệnh của họ là phát triển công nghệ tiên tiến – những lời cáo buộc của Wang đã đem tất cả những tuyên bố đó vào vòng nghi vấn.

Nếu bạn chưa nghe về iFlytek thì đây là một vài thông tin về công ty. Năm 2017, MIT Technology Review đã vinh danh iFlytek là công ty đứng thứ sáu trong những công ty tiên tiến nhất thế giới – xếp hạng cao nhất trong các công ty công nghệ Trung Quốc, chỉ đứng sau Google nhưng cao hơn Intel (thứ 13), Apple (thứ 16) và Facebook (thứ 23). Microsoft cũng chỉ đứng ở vị trí thứ 27. Công ty còn đứng trong danh sách thị trường chứng khoán Thâm Quyến. Vào thời kỳ đỉnh cao nhất, iFlytek có vốn hóa thị trường là 12 – 13 tỷ USD. Công ty nắm hơn 70% thị trường công nghệ nhận dạng giọng nói của Trung Quốc.

Sự cố tháng 09/2018 trên là một tai nạn đáng tiếc của iFlytek. Tệ nhất là công ty đã cố tình đánh lừa công chúng về chất lượng công nghệ dịch thuật A.I của họ để đổi lấy sự PR tích cực và giá cổ phiếu cao hơn.

Những lời tán dương về các công nghệ A.I. như thuật toán tìm kiếm của Google và AlphaGo không phải là giả, nhưng chúng có thể không tuyệt vời như những gì chúng ta tin tưởng thôi.

Nếu điều này đúng thì người ta có thể dễ dàng nói rằng đây là một chiêu trò PR – một công ty Trung Quốc đang cố gắng tạo ra sự truyền thông rộng bằng cách bị cáo buộc giả mạo A.I. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về những nỗ lực PR của các nhà lãnh đạo khác trong lĩnh vực A.I. – đặc biệt là Microsoft và Google – thì họ cũng tiết lộ một xu hướng tương tự. Những lời tán dương về các công nghệ A.I. như thuật toán tìm kiếm của Google và AlphaGo không phải là giả, nhưng chúng có thể không tuyệt vời như những gì chúng ta tin tưởng thôi.

Có thể bạn quan tâm

Con đường trở thành thực tập sinh tại Google

Nhận diện khuôn mặt trong ứng dụng Laravel sử dụng Google Cloud Vision API

Con người đứng đằng sau việc tìm kiếm thủ công

Appen, một công ty đại chúng Úc ít được biết đến, có giá trị là 1,57 tỷ đô la Úc. Trong bốn năm qua, công ty này đã tập trung phát triển A.I., và kết quả là doanh thu và lợi nhuận tăng ở mức kỷ lục. Kể từ khi công ty được thành lập vào tháng 01/2015, giá cổ phiếu đã tăng lên tới 2900% (29 lần).

Điều gì đã khiến công ty thành công như vậy? Appen cung cấp cho các công ty A.I. input data và results validation: kiểm tra và thực hiện cân bằng một cách thủ công để đảm bảo các thuật toán thực hiện đúng những công việc chúng được thiết kế. Một báo cáo cho biết trong các client của Appen có 8 trong 10 gã khổng lồ công nghệ, bao gồm Apple, Facebook, Google và Microsoft.

Những doanh nghiệp results validation chiếm 86% doanh thu của Appen. Website Appen công bố có hơn 500 nhân viên toàn thời gian và hơn một triệu freelancer trên toàn thế giới làm việc cho công ty. Công việc của những freelancer này là xác nhận kết quả công cụ tìm kiếm dựa trên các tiêu chí đã đặt một cách thủ công. Kết quả là, output của các công cụ tìm kiếm này được cải thiện rõ rệt.

Các thỏa thuận đã ràng buộc Appen không được tiết lộ tên các client của mình, nhưng các chuyên gia trong ngành cho rằng client lớn nhất của công ty là Microsoft’s Bing và Google. Hai công ty này có thể chiếm khoảng một phần ba doanh thu của Appen.

Hay nói cách khác, kết quả tìm kiếm của Google và Bing’s, được “hỗ trợ, sửa chữa và đào tạo” thủ công bởi hơn một triệu con người. Lực lượng lao động phân tán này chịu trách nhiệm về độ tin cậy và tính toàn vẹn của các tìm kiếm mà chúng ta thực hiện mỗi ngày.

Nếu tôi là Microsoft hay Google, tôi sẽ không công khai mối quan hệ của mình với Appen bởi vì các công ty công nghệ đều được hưởng lợi từ việc được biết tới là một công ty xây dựng công nghệ tự động hóa tinh vi, thay vì một hệ thống dựa vào lao động thủ công.

AlphaGo không phải là “Chén Thánh của A.I.”

Nhận thức đúng đắn về một sự vật sự việc là rất quan trọng. Trong những năm qua, Google đang đổi mới và cải tiến với tốc độ chóng mặt. AlphaGo đã đánh bại nhà vô địch thế giới Lee Sedol trong trò chơi cổ đại – Go vào tháng 3 năm 2016. Kể từ chiến thắng đó, Demis Hassabi, người đồng sáng lập Google Deepmind, đã gọi AlphaGo là “Chén Thánh của A.I.”. Điều này đưa ra nhận thức sai lầm rằng DeepMind đã phá vỡ thách thức cuối cùng của A.I. Tuy nhiên, điều này không đúng sự thật.

Đỉnh cao của công cụ tìm kiếm A.I. là phát triển “general A.I.”, một hệ thống có thể học các kỹ năng và kiến ​​thức kể cả không có kiến thức về nó từ trước, giống như con người học từ bé vậy.

Hiện tại, một trong những khía cạnh thách thức nhất của A.I. là Natural Language Processing (NLP): build các chatbot và khả năng dịch bằng máy y hệt con người. Ví dụ như khả năng viết sáng tạo và hiểu ngôn ngữ theo ngữ cảnh (như mấy câu chuyện cười và từ lóng) là những thứ mà máy móc khó thực hiện được.

Mặc dù với khả năng và sự phức tạp của mình nhưng Go vẫn không phải là “Chén Thánh của A.I.”. Trong bộ phim tài liệu về AlphaGo, Senior Software Engineer của Google DeepMind và là thành viên của team AlphaGo – Julian Schrittwieser, nói rằng “…AlphaGo thực sự là một chương trình rất, rất đơn giản. Khả năng của nó còn chưa bằng một phần của A.I. thực sự.

Tháng 7 năm 2018, DeepMind đã cho A.I. của họ thực hiện một bài test IQ. Và kết quả khá tệ:

… A.I.s làm rất kém nếu như bộ câu hỏi khác với những gì nó được dạy, ngay cả khi phương sai rất nhỏ. Kết quả bài test IQ cho thấy rằng ngay cả một số A.I. tiên tiến nhất hiện nay cũng không thể tìm ra cách giải quyết những vấn đề mà chúng không được đào tạo. Và điều đó chứng minh rằng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đạt được A.I. thực sự.

– “DeepMind tạo một bài test IQ cho A.I., và nó không thể làm tốt”, World Economic Forum

Các nhà báo và các chuyên gia social media đều tránh đề cập quá chi tiết về kết quả này, và AlphaGo vẫn được ca ngợi là giới hạn cuối cùng trong sự phát triển của A.I.

Các công ty thường mô tả công nghệ A.I. của họ tiên tiến và tinh vi hơn nhiều so với thực tế để thu hút các nhà đầu tư và tăng niềm tin của người tiêu dùng. Nhưng khi A.I. trở nên phổ biến hơn, các công ty công nghệ gặp rắc rối khi những người hỗ trợ đằng sau A.I. quyết định công khai về công việc của họ – hoặc khi một thông dịch viên tại một hội nghị nhận ra mọi thứ không giống như những gì chúng được quảng cáo.

Hầu hết các công ty A.I. rất hiếm khi tiết lộ về các thuật toán họ sử dụng dưới danh nghĩa là bảo vệ sở hữu trí tuệ. Khi các nhà đầu tư muốn đánh sân sang lĩnh vực mới này, họ cần kiểm tra tính đúng đắn trong lời tuyên bố của các công ty công nghệ một cách cẩn thận. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải sử dụng tất cả những thông tin sẵn có để xác minh xem tính nhân tạo và thông minh của A.I. thực sự là như thế nào.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Medium