Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD

Tram Ho

Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD - Ảnh 1.

Đầu năm 2021, một người bạn cũ tên George gọi điện và thuyết phục tôi chơi tiền số. Gửi một loạt các podcast chuyên gia về blockchain cùng rất nhiều những biểu đồ phân tích, George nói đang lên kế hoạch tài chính xoay quanh Bitcoin và không muốn bạn bè bị bỏ lại phía sau cuộc cách mạng kỹ thuật số. Sau khi cân nhắc và thử tự tìm hiểu, tôi quyết định xuống tiền.

Thế rồi, tiền số sụp đổ. George và tôi sau đó đã có một cuộc trò chuyện rất khác.

“Hãy để tôi xin lỗi”, George đau khổ nói khi chứng kiến đồng Bitcoin mất 3/4 giá trị. Mùa đông tiền số — một đợt suy thoái dự kiến kéo dài hiện vẫn chưa tan băng.

Quay trở lại với thời điểm thị trường hưng phấn, George thuyết phục cha mẹ cho mình vay 50.000 USD để đầu tư. Cậu cất tiền trên Celsius và giờ không thể lấy lại do công ty này đã phá sản.

“Tôi thực sự xin lỗi, tôi vô cùng xấu hổ”, George ăn năn.

Có vẻ, George đã trải qua rất nhiều dòng cảm xúc tội lỗi và vì vậy, giá Bitcoin dù có phục hồi cũng không đủ để giúp anh cảm thấy thoải mái hơn sau một loạt biến cố, từ Celsius phá sản đến Sam Bankman-Fried bị bắt.

Dẫu vậy, George, sau tất cả, vẫn đặt niềm tin nơi những đồng coin.

Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD - Ảnh 2.

Tôi tin rằng Blockchain là bước phát triển mang tính cách mạng. Trong 10, 20, 50 năm nữa, chúng ta sẽ phải nhìn lại và thừa nhận rằng Bitcoin là một phát minh vĩ đại”, George nói.

Một nghiên cứu nổi tiếng hồi năm 1956 đã mô tả cách người theo chủ nghĩa ngày tận thế phản ứng với việc những dự đoán tiên tri của họ là sai. Thay vì thừa nhận chẳng có ngày tận thế chết chóc nào cả, họ đơn giản chỉ đẩy lùi mốc thời gian Trái đất diệt vong. Đây chính là ví dụ điển hình về “sự bất hòa trong nhận thức”, tương tự những gì đang diễn ra trong đầu George.

Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD - Ảnh 3.

Tại một quán bar Midtown ở New York, một nhóm thanh niên đang tranh luận về tiền số. Người thì đổ lỗi cho số lượng lớn các nhà đầu tư “lông bông” trên thị trường; người lại chỉ ra sự thiếu minh bạch bên trong nhiều tổ chức. Lúc này, một người đàn ông tên Boris Friedman lên tiếng khẳng định thị trường sẽ sớm phục hồi trong 3-5 năm nữa, dù cho mọi người có sợ hãi như thế nào.

Gần đó, Corey Wilson lặng lẽ nhấp từng ngụm rượu. Sau khi mất tiền oan trong vụ lừa đảo BitConnect, anh chàng này vẫn âm thầm mua tiền số mỗi ngày vì kỳ vọng vào một kịch bản phục hồi mạnh mẽ. Rich Etienne, một kỹ sư ở Florida, người đã mất khoảng 100.000 USD trong vụ sụp đổ của Celsius, cũng có linh cảm tốt về thị trường.

Trước đó, ‘cha đẻ’ mô hình Stock-to-Flow nổi tiếng PlanB tự tin rằng Bitcoin có thể hướng tới mục tiêu 100.000 USD vào năm 2021. Sau khi dự đoán bất thành, người đàn ông này lùi mốc thời gian sang năm 2028 – thời điểm Bitcoin dao động trong khoảng 100.000 USD đến 1 triệu USD.

“Đối với tôi, đó là một cuộc chơi lâu dài”, PlanB nói.

Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD - Ảnh 4.

Theo các chuyên gia, lối suy nghĩ bất chấp sụp đổ này thường được thấy ở những ‘tay chơi’ cờ bạc. “Mọi người không muốn thừa nhận thất bại hoặc đối mặt với việc mình đã phạm sai lầm”, Tobin Hanspal, trợ lý giáo sư tài chính tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Vienna, cho biết.

Đối với một số người, ý tưởng về sự phi tập trung hóa tiền số rất thú vị. Họ đặt niềm tin mù quáng, để rồi một ngày chứng kiến ‘bong bóng’ nổ tung.

“Bất kỳ hệ thống vận hành nào dựa trên niềm tin đều không ổn định và có thể tạo ra bong bóng”, cây viết Chris Blec nói.

Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD - Ảnh 5.

Frances Coppola vốn không có ác cảm với tiền số. Ngày Bitcoin xuất hiện, cây bút về kinh tế ngân hàng này khá tò mò với một giải pháp thay thế hệ thống thanh toán truyền thống. Tuy nhiên, đến năm 2021, Frances Coppola trở nên hoài nghi và quyết định đăng tải một bài viết xoay quanh hệ luỵ của hệ thống tiền số phi tập trung.

Các thuật toán được xây dựng dựa trên giả định rằng con người sẽ không bao giờ hoảng sợ”, Coppola viết.

Những dòng tweet này đã thu hút sự chú ý của Do Kwon, đồng sáng lập kiêm CEO của Terraform Labs. Thời điểm đó, mục tiêu cuối cùng của Terra là tạo ra một đồng stablecoin đáng tin cậy có giá 1 USD – thứ được kỳ vọng có thể vượt qua mọi chính phủ, ngân hàng hay bất kỳ quy định nào. Họ coi đây là “nơi trú ẩn” để tránh những biến động rủi ro lớn trên thị trường.

Trong khi các đồng tiền số truyền thống thường chỉ được giao dịch trên sàn Coinbase và FTX, đồng thời phải tuân thủ đủ các quy tắc giống như ngân hàng và công ty môi giới, stablecoin được tự do di chuyển, “vào”, “ra” các nền tảng DeFi. Việc đầu cơ theo đó cũng dễ dàng hơn nhiều.

“Tôi không tranh luận về người nghèo trên Twitter”, Kwon tweet đáp trả Coppola.

Tháng 9/2022, Do Kwon trở thành nhân vật đứng đằng sau thảm họa tiền số trị giá 60 tỷ USD. Đối với Coppola, sự sụp đổ của TerraUSD đã mang lại cho cô cảm giác buồn vui lẫn lộn.

Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD - Ảnh 6.

2022 là năm tồi tệ của tiền số. Ai nấy đều đổ lỗi cho nhau sau cú sụp đổ domino lan toả ra toàn thị trường. Molly White, một nhà phê bình nổi tiếng, lập luận rằng Bankman-Fried chính là ‘vật tế thần’ cho những người hâm mộ tiền số.

Giới lập pháp trách cứ cơ quan quản lý không kiềm chế được FTX. Đại diện Tom Emmer thuộc Đảng Cộng hòa ở Minnesota thì cáo buộc Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ Gary Gensler “giao dịch ngầm … với những người đang làm điều bất chính”. Tất cả giống hệt mớ bòng bong và đặc biệt, không ai chịu nhận trách nhiệm về mình.

“Sự sụp đổ của FTX là lời nhắc nhở nghiêm khắc, rằng chẳng có bữa trưa miễn phí nào dành cho những nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh trong một lĩnh vực còn tương đối mới và chưa được điều tiết”, Jon Ulin, chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân kiêm CEO công ty Ulin & Co. Wealth Management nhận định.

Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD - Ảnh 7.

Nhìn xa hơn, trách nhiệm có thể liên đới sang một số nhân vật nổi tiếng – những người dùng tiền của Bankman-Fried để “vẽ” một tương lai tươi sáng cho FTX. Đây không khác gì hành vi lừa đảo và phản bội lòng tin, sau khi sàn giao dịch này nộp đơn xin phá sản và bị vây quanh bởi một loạt các tổ chức điều tra tội phạm. Ngoài ra, William MacAskill, Giáo sư triết học của Đại học Oxford kiêm tác giả cuốn sách tiền số bán chạy nhất, cũng có thể được coi là nhân vật “xúc tác” đứng đằng sau sự sụp đổ của FTX.

Bên cạnh đó, phải kể đến các phương tiện truyền thông giúp “rửa sạch” mọi điều vô nghĩa về “lòng vị tha hiệu quả” và cho xuất bản những câu chuyện xu nịnh về Bankman-Fried. Chính phủ Bahamas, các chính trị gia người Mỹ mù quáng cùng ngành công nghiệp tiền số cũng không thoát tội.

Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD - Ảnh 8.

Sự tan rã của những cộng đồng những người yêu tiền số đã để lại nhiều vết sẹo, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Tháng 2/2022, Emma Crudgington đang lướt Twitter tại văn phòng thì tình cờ phát hiện ra một NFT hấp dẫn có tên Tasty Bones. Thấy nó dễ thương, lại đang được quảng cáo rầm rộ, Emma quyết định xăm chúng trên cánh tay của mình.

Hiện tại, dự án phá sản. Một Tasty Bones hiện chỉ được bán với giá khoảng 50 USD thay vì 12.000 USD như trước đây.

“Thật buồn cười khi nhìn lại tất cả”, Emma Crudgington nói.

Ngoài Emma, Michael Novogratz, tỷ phú sở hữu Galaxy Digital, cũng xăm hình coin LUNA lên cánh tay của mình để bày tỏ sự kính trọng và ủng hộ.

“Tôi có lẽ là người duy nhất trên thế giới có cả hình xăm Bitcoin và hình xăm LUNA”, Novogratz chia sẻ trong hội nghị Bitcoin 2022 diễn ra tại Miami. Khởi nguồn cho sự phấn khích này và cũng là lý do khiến Terra nhanh chóng trở thành blockchain lớn thứ hai trong lĩnh vực Defi chính là lời hứa về một loại tiền số siêu việt có giá 1 USD.

Khi lời tiên tri về Blockchain sụp đổ: Mùa đông tiền số chưa ‘tan băng’, nhà đầu tư vẫn cố chấp tin Bitcoin có ngày trị giá 100.000 USD - Ảnh 9.

“Tôi chính thức là một Lunatic”, ông tweet. “Tôi sẽ hú trên mặt trăng để tỏ lòng biết ơn với Luna vì nó đã cho tôi một chút gì đó”.

Sự cuồng nhiệt của Novogratz đối với Terra khiến nhiều người phấn khích. Kevin Newby, một cựu nhân viên công nghệ ở Detroit, thừa nhận Novogratz là một trong những lý do khiến ông vượt qua sự nghi hoặc và bỏ hơn 200.000 USD vào tiền số. Sau cú sập hồi tháng 5, người đàn ông này gần như mất hết tài sản.

“Tôi đã tính đến việc tiết kiệm để sinh lời mỗi năm, sau đó nghỉ việc và mua một căn nhà ở Virgin. Cú sập khiến tôi không còn gì. Tôi buộc quay trở lại cuộc sống bình thường”, Newby kể với WSJ.

Lúc này, hình xăm lại gợi nhắc Novogratz về một quá khứ nông nổi. Ông thừa nhận bản thân quá vội vã mà quên mất rằng, đầu tư mạo hiểm đôi khi cũng cần sự từ tốn.

Theo: Bloomberg Businessweek

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk