Giữa Local Storage, Session Storage và Cookie có gì khác biệt?

Tram Ho

Như các bạn đã biết thì chúng ta có thể lưu trữ dữ liệu của người dùng thông qua các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, session… bên phía server.
Nhưng hôm nay mình sẽ giới thiệu với mọi ngưới cách lưu trữ dữ liệu dưới browser thông qua 3 dạng phổ biến Local Storage, Session StorageCookie thông qua sự khác nhau và cách sử dụng của từng loại.

1. Local Storage

Giới thiệu

  • Dữ liệu được lưu trữ vô thời hạn, nghĩa là dữ liệu sẽ không bị mất đi trừ khi bạn dùng chức năng xóa dữ liệu của trình duyệt hoặc sử sụng localStorage API để xóa. Trong trường hợp người dùng sử dụng chức năng “ẩn danh” thì nó sẽ bị xóa sau khi tab ẩn danh cuối cùng bị đóng lại.
  • Khả năng lưu trữ: 5MB
  • Dữ liệu không được gửi đi đến server thông qua các request header.
  • Được lưu trữ trên trình duyệt của người dùng nên việc sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web nhưng sẽ làm nặng trình duyệt (rất nhỏ gần như không đáng kể).
  • Dữ liệu được chia sẽ giữa các tab, các cửa sổ cùng lúc nếu nó có chung nguồn gốc hay còn gọi là “same origin” (bao gồm 3 thành phần domain/port/protocol).

Sự tương thích đối với một số trình duyệt web phổ biến:

Máy tínhĐiện thoại
Chrome≥ 4.0Chrome for Android≥ 18
Edge≥ 12.0Android webview≤ 37
Firefox≥ 3.5Firefox for Android≥ 4
Internet Explorer≥ 8Samsung Internet≥ 1.0
Opera≥ 10.5Opera for Android≥ 11.0
Safari≥ 4.0Safari on iOS≥ 3.2

Kiểm tra xem trình duyệt đang sử dụng có hỗ trợ Local Storage không bằng cách:

Sử dụng

Để thao tác với dữ liệu được lưu trong Local Storage, ta sử dụng 3 hàm sau đây:

setItem(key, value)

Hàm này giúp lưu dữ liệu vào trong localStorage, nó nhận vào hai tham số là keyvalue.

Lưu ý rằng Local Storage chỉ cho lưu value dưới dạng string thế nên khi muốn lưu dữ liệu dưới dạng array hoặc object bạn cần phải chuyển nó sang string với hàm JSON.stringify() trước khi lưu và chuyển lại với JSON.parse() khi lấy ra.

getItem(key)

Lấy ra dữ liệu trong localStorage với key và trả về value tương ứng

Nếu dùng JSON.stringify() trước khi lưu thì value lấy ra sẽ có dạng:

Để sử dụng, cần phải đưa nó trở lại về dạng object với JSON.parse()

removeItem(key)

Loại bỏ dữ kiệu ra khỏi localStorage với tham số key được truyền vào.

clear()

Xóa toàn bộ dữ liệu trong Local Storage.

length()

Lấy ra số lượng Local Storage đã lưu.

key(index)

Lấy về tên của key trong local storage với chỉ mục nhất định, có ích nếu cần chạy vòng lặp để thao tác với dữ liệu. Giống như stack, dữ liệu được đưa vào sau cùng sẽ được đẩy lên trên đầu, tương ứng với index là 0;

Ví dụ: vì dữ liệu được lưu trong Local Storage sẽ không bị mất đi khi trình duyệt bị đóng nên có thể dùng để đếm số lượt truy cập vào trang web.

Mặc dù là dễ sử dụng cũng như có thời gian lưu trữ lâu như vậy nhưng không nên lạm dụng Local Storage quá vì những lý do sau:

  • Tính bảo mật chưa được cao bới vì bất kỳ code Javascript nào cũng có thể truy cập vào Local Storage mà không cần qua bất kỳ lớp bảo vệ nào cả. Chính vì vậy không nên dùng nó để lưu trữ những thông tin nhạy cảm của người dùng để tránh những tai nạn ngoài ý muốn.
  • Bị giới hạn kích thước lưu trữ là 5MB ở trên tất cả các trình duyệt hiện có và chỉ cho phép lưu trữ dữ liệu dưới dạng string.
  • Local Storage là đồng bộ, điều đó có nghĩa là các thao tác liên quan đến dữ liệu sẽ chỉ thực thi một cách lần lượt.

2. Session Storage

Giới thiệu

  • Session Storage cũng giống như Local Storage như việc lưu dữ liệu được lưu trong trình duyệt của client, cùng kích thước lưu trữ, điểm khác biệt duy nhất là nó chỉ tồn tại cho đến khi người dùng đóng tab, đóng trình duyệt.
  • Khả năng lưu trữ: 5MB
  • Dữ liệu không được gửi đi đến server thông qua các request header.
  • Dữ liệu chỉ tồn tại trong tab trình duyệt hiện tại, một tab khác dù mở cùng một trang nhưng nó sẽ có bộ nhớ khác.
  • Dữ liệu vẫn tồn tại khi tải lại trang miễn là bạn chưa đóng tab đó.

Sự tương thích đối với một số trình duyệt web phổ biến:

Máy tínhĐiện thoại
Chrome≥ 5.0Chrome for Android≥ 18
Edge≥ 12.0Android webview≤ 37
Firefox≥ 2.0Firefox for Android≥ 4.0
Internet Explorer≥ 8.0Samsung Internet≥ 1.0
Opera≥ 10.5Opera for Android≥ 11.0
Safari≥ 4.0Safari on iOS≥ 3.2

Cách để kiểm tra xem trình duyệt có hỗ trợ hay không cũng giống với Local Storage :

Sử dụng

Về mặt sử dụng thì Session Storage cũng có các hàm để thao tác với dữ liệu giống hệt như Local Storage:

3. Cookie

Giới thiệu

  • Khả năng lưu trữ: thông thường là 4KB (IE là 4KB – 10KB) và khoảng vài chục cookie cho một domain (Chrome và Safari không giới hạn).
  • Thông tin được gửi lên server.
  • Có thể đọc ở phía máy chủ khác với Local/Session Storage chỉ đọc được ở phía máy khách.
  • Có hạn sử dụng: mỗi cookie thường có một khoảng thời gian sống nhất định và tùy vào mục đích sử dụng sẽ có khoảng thời gian sử dụng khác nhau, ngoài hạn sử dụng cookie còn có thời gian sống (max-age).
  • Có các trường như: name, value, domain, path, expire/max-age, size, secure flag, priority… thay vì 2 trường đơn thuần key, value.

Các thuộc tính

  • name:
    Tên dùng để định danh cookie. Tên của cookie không phân biệt chữ hoa hay chữ thường vậy nên ý nghĩa giữa cookiecOocKiE là giống nhau. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng chúng ta nên phân biệt hoa thường cho cookie để dễ xử lý cũng như tránh sai sót trong quá trình xử lý bên phía server.
  • value:
    Giá trị được lưu trữ trong cookie.
  • path
    Đường dẫn được chỉ định đi kèm domain, nơi mà cookie sẽ được gửi tới mặc định sẽ là đường dẫn hiện tại.
    Ví dụ nếu giá trị của path/admin thì cookie đó sẽ chỉ hiển thị trên các trang /admin/admin/users nhưng không hiển thị tại /user, /home.
    Thông thường, chúng ta nên đặt path = / để cookie có thể được truy cập từ mọi nơi trên trang web.
  • domain:
    Domain hợp lệ có thể truy cập và sử dụng cookie, nếu domain = viblo.asia thì cookie đó sẽ không thể truy cập được từ topblog.com. Có một hạn chế là cookie không truy cập được từ subdomain ví dụ như code.viblo.asia.
  • expires: thời gian hết hạn của cookie, khi đến hạn trình duyệt sẽ loại bỏ nó ra khỏi bộ nhớ. Nếu trường expire không được thiết lập,
    thì cookie sẽ bị loại bỏ khi trình duyệt bị đóng. Còn trong trường hợp expire được thiết lập vào một ngày trong quá khứ, cookie sẽ bị xóa ngay lập tức. Ngoài expire chúng ta còn có một tùy chọn khác để thiết lập thời gian sử dụng cho cookie đó là max-age, lượng thời gian mà cookie có thể tồn tại (tính bằng giây). Nếu khoảng thời gian đó bằng 0 hoặc âm, cookie cũng sẽ bị xóa.
  • secure flag: sử dụng với mục đích bảo vệ thông tin, chỉ gửi cookie nếu kết nối SSL được sử dụng.

Sử dụng

Có nhiều cách để thao tác với cookie, trong bài viết này mình sẽ chỉ đề cập tới thao tác qua document.cookie trong javascript.

Để tạo ra một cookie, ta dùng cú pháp sau:

Hoặc có thể thay expires bằng max-age (tính bằng giây), expries sẽ được tính lại dựa trên max-age:

Lưu ý là định dạng của expires truyền vào phải dưới định dạng UTC String.

Để lấy ra thông tin cookie đã lưu:

Giá trị trả về sẽ là một chuỗi chứa thông tin của tất cả cookie. Ví dụ username=namdh; [email protected]; domain=viblo.asia;"

Để đơn giản hơn trong việc lấy ra giá trị của cookie, thử viết một hàm như sau:

Bây giờ muốn lấy ra giá trị của cookie có namedomain thì chỉ cần gọi đến hàm getCookie('domain'), giá trị trả về sẽ là value của cookie có tên đó.

Để thay đổi giá trị của cookie, đơn giản chỉ việc ghi đè giá trị mới lên cookie đã có:

Để xóa một cookie, chỉ cần gán giá trị expries bằng một khoảng thời gian nào đó trong quá khứ hoặc đơn giản hơn là gán max-age bằng 0 hoặc một giá trị âm tùy ý.

Như vậy là mình cùng các bạn đã tìm hiểu sơ qua về những điểm khác nhau cơ bản giữa Local Storage, Session Storage và Cookie qua phần vừa rồi.

Bài viết dựa trên những hiểu biết cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót, mọi người có thắc mắc hay phản hồi gì thì hãy comment xuống bên dưới để mình có thể giải đáp cũng như bổ sung để bài viết được hoàn thiện hơn.

Nếu bạn đã đọc đến đây thì tiếc gì 1 click upvote để giúp mình lấy động lực hoàn thiện các bài sau ngày một chất lượng hơn.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo