Giải pháp nào cho những máy tính bị nhiễm malware tại Việt Nam?

Ngoc Huynh

Các chuyên gia ước tính có khoảng 66% máy tính ở Việt Nam đã bị nhiễm malware, đây là một tỷ lệ tương đối cao, ông Nguyễn Huy Dũng – phó cục trưởng cục an toàn thông tin cho biết.

Cục phân tích các báo cáo của các viện trong và ngoài nước và đã đi đến kết luận rằng cứ 100 máy tính ở Việt Nam thì có 66 máy bị nhiễm malware.

Trong khi đó, malware đang tồn tại trong các máy tính ở các cơ quan nhà nước sẽ gây ra những hậu quả không thể lường được.

Ông Dũng cho biết các hacker tấn công vào máy tính ở các cơ quan nhà nước bằng cách gửi các email có malware.

Khi malware vào máy tính, thì nó sẽ lan truyền sang các máy tính khác đang sử dụng cùng mạng và thu thập các thông tin quan trọng hoặc thay đổi giao diện của các trang web.

Gần đây, các hacker đã bắt đầu sử dụng các mạng xã hội như là một công cụ để triển khai các chiến dịch tấn công.

Chúng giả mạo các nguồn thông tin và hiện ra các URL giả làm mọi người nghĩ rằng họ có truy cập vào các tờ báo mạng, nhưng thực tế là các liên kết dẫn tới “các địa chỉ đen” gieo rắc virut và malware.

Người dùng chỉ cần nhấp chuột vào thì ngay lập tức sẽ bị nhiễm malware, và sau đó phát tán malware sang các máy tính khác của cùng một mạng.

Ông Dũng nói đây là rủi ro mới nhất và nguy hiểm nhất cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là khi các nhân viên công chức nhà nước đang truy cập vào các mạng xã hội.

Ông Ngô Tuấn Anh, phó chủ tịch của BKAV lưu ý rằng trước đây, các hacker đã cố gắng đánh cắp thông tin về các dự án hay các hợp đồng kinh doanh. Nhưng bây giờ các hành động này đã trở nên rất dễ dàng.

Chúng chỉ cần gửi email có malware tới các địa chỉ và đợi ai đó nhấp chuột vào malware, trá hình là các tờ báo mạng hay các trang web thông thường.

Ngay khi ai đó nhấp chuột vào malware, thì virut sẽ hoạt động và đánh cắp các thông tin và gửi dữ liệu tới các hacker.

“Trong một số trường hợp, khi máy tính bị xâm nhập thuộc về các nhân vật quan trọng có chứa các thông tin quan trọng, và chúng đã được mang đến các cuộc họp bởi những nhân vật này, chúng có thể đảm nhiệm vai trò như những thiết bị ghi âm cho phép các hacker theo dõi các buổi họp,” ông Anh cho biết.

Theo ông, để bảo vệ các máy tính khỏi các hacker, thì các cơ quan nhà nước cần áp dụng các phương pháp chống virut bình thường và các phương pháp khác chẳng hạn như NAC, kiểm soát quyền truy cập mạng.

NAC là một phương pháp tiếp cận đối với bảo mật mạng máy tính, phương pháp này cố gắng hợp nhất công nghệ bảo mật điểm cuối (chẳng hạn như antivirut, đánh giá lỗ hổng), người dùng hay xác nhận hệ thống và thi hành bảo mật mạng.

Ông cũng đề xuất sử dụng chữ ký số như là một phương pháp đảm bảo an toàn thông tin.

“Chữ ký số là công cụ tốt nhất để xác thực người dùng qua mạng internet,” ông Anh nói.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/