Các Công Ty IT Của Việt Nam Đang Hướng Đến Thị Trường Mỹ

Ngoc Huynh

Các công ty phần mềm của Việt Nam đã ký được nhiều hợp đồng trị giá hàng triệu đôla với các đối tác đến từ Mỹ.

Công ty FPT mở văn phòng ở Mỹ

Global CyberSoft là một trong các công ty công nghệ thông tin đã ký được nhiều hợp đồng outsource phần mềm với các đối tác đến từ Mỹ trong năm 2014. Trong năm 2013, công ty đã kiếm được 11.6 triệu đô la lợi nhuận, chiếm 44% tổng doanh thu.

Công ty phần mềm FPT ước tính doanh thu tăng 48% từ thị trường Mỹ trong năm 2014, và hy vọng đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 50% trong năm 2015.

Mỹ là thị trường tăng trưởng nhanh chóng trong số 17 thị trường mà FPT đã có mặt, với doanh thu năm 2013 tăng 62% so với năm 2012.

Cho đến hôm nay, Nhật vẫn luôn là thị trường lớn của FPT, nhưng công ty này hi vọng thị trường Mỹ sẽ được mở rộng để trở thành một thị trường lớn như Nhật trong 3-5 năm tới.

Các công ty phần mềm khác như TMA Solutions, LogiGear và KMS cũng đã thu được lợi nhuận sau nhiều năm “cày cấy” ở thị trường Mỹ.

Đầu năm 2010, công ty KMS đã tuyển dụng nhiều lao động mới để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng từ Mỹ. Ban đầu, công ty chỉ có 60 lao động, nhưng nay công ty có tới 500 kỹ sư.

Các nhà phân tích đã nhận thấy rằng Mỹ là thị trường mà các công ty lớn của Việt Nam cần lưu tâm. Một báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng giá trị thị trường có thể đạt 518 tỷ đôla vào năm 2018 và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) ở mức 3%

BI (Business intelligence), điện toán đám mây và lưới điện thông minh đều được dự đoán là sẽ đạt được mức tăng trưởng ở 2 con số.

Giám đốc của một công ty phần mềm cho biết rằng luôn có nhiều cơ hội lớn để giành được các hợp đồng outsouce phần mềm từ Mỹ, bởi vì các công ty ở Mỹ muốn tiết kiệm chi phí hoạt động.

Vị giám đốc cũng cho biết hiện nay có khoảng 200 công ty trong danh sách xếp hạng 1000 công ty đại chúng đứng đầu ở Mỹ đã thể hiện sự quan tâm đến các công ty của Việt Nam và đã lựa chọn các công ty Việt Nam làm đối tác.

Tuy nhiên, ông nói rằng vẫn còn nhiều khó khăn đang ở phía trước dành cho các công ty của Việt Nam để chinh phục thị trường Mỹ.

Vấn đề lớn nhất hiện nay đó là Việt Nam không phải là một thương hiệu mạnh tại thị trường Mỹ. “Ấn Độ và Trung Quốc mới là những thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ,”

Giám đốc của một công ty IT tư nhân cũng đồng ý rằng Ấn Độ và Trung Quốc là những thương hiệu có sức cạnh tranh hơn Việt Nam, các công ty của họ thì có quy mô lớn hơn và cũng có kinh nghiệm nhiều hơn.

Tuy nhiên, ông tin rằng Việt Nam vẫn có thể tìm thấy các đối tác đến từ Mỹ trong số các công ty vừa và nhỏ có doanh thu hàng chục tỷ đôla mỗi năm. Các công ty có khuynh hướng tìm kiếm các đối tác mới để ký kết các hợp đồng outsource để giảm thiểu chi phí.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/