AI Residency 2023: Bệ phóng những nhà khoa học trẻ người Việt

Tram Ho

AI Residency 2023: Bệ phóng những nhà khoa học trẻ người Việt - Ảnh 1.

Theo báo cáo AI Index 2022 của Đại học Stanford, cứ 1 trong 5 sinh viên Tiến sĩ Khoa học máy tính sẽ lựa chọn chuyên ngành AI/Học máy, tỷ lệ các sinh viên theo nhánh này cao gấp 3 lần so với các công nghệ khác. Vì vậy, việc tìm kiếm các cơ hội, làm phong phú hồ sơ để tăng tính cạnh tranh khi xin học bổng Tiến sĩ càng trở nên quan trọng hơn.

Trong ba năm hoạt động, chương trình AI Residency của FPT Software đã làm cầu nối đưa tài năng trẻ Việt đạt nhiều thành tựu nổi bật ở các “đấu trường” hội nghị AI hàng đầu của thế giới. Các kết quả nghiên cứu từ AI Residency liên tiếp được quốc tế ghi nhận, góp phần phát triển cho ngành công nghệ dẫn đầu xu hướng.

Từ nơi chứng kiến bước ngoặt trong hành trình nghiên cứu AI

Vốn không học chuyên về AI, Nguyễn Minh Tâm tự tìm tòi và nghiên cứu ngành công nghệ mới chỉ bằng nhiệt huyết cá nhân, hướng đến một công việc chuyên sâu về học thuật. Nhưng con đường với người rẽ “tay ngang” như Tâm không đơn giản.

“Mình luôn tự hỏi đâu là cơ hội có thể đáp ứng đủ các nhu cầu: vừa cho phép hoàn thiện kiến thức, vừa được đào sâu nghiên cứu và có hỗ trợ tài chính. AI Residency của FPT Software đã giúp mình nhìn thấy con đường phát triển của bản thân”, Minh Tâm chia sẻ.

AI Residency 2023: Bệ phóng những nhà khoa học trẻ người Việt - Ảnh 2.

Nguyễn Minh Tâm tham gia AI Residency năm 2021

Tại AI Residency, Tâm đã cùng nhóm của mình lựa chọn nghiên cứu một nhánh quan trọng của Nguyên lý Mô hình học máy biến đổi (Transformer models) là Cơ chế Chủ động Tự quan sát (self-attention). Cô nhận định, cơ chế này không chỉ là một mô hình thông thường, mà có thể linh động kết hợp với nhiều mảng kiến thức khác nhau. Các nghiên cứu của nhóm Tâm cho thấy nét tương đồng giữa bài toán của cơ chế này với nhiều bài toán sẵn có khác, có khả năng mở rộng hướng phát triển và xây dựng mô hình hiệu quả.

Nghiên cứu của Minh Tâm và nhóm học giả được ghi nhận tích cực do có chủ đề công nghệ đặc thù và điểm nhìn mới mẻ. Phát triển được kỹ năng nghiên cứu chuyên nghiệp, Minh Tâm vượt ra khỏi vùng an toàn và đạt học bổng Tiến sĩ tại Đại học Rice – Top 15 Đại học danh giá của Mỹ. Cô dự định tiếp tục đào sâu về học máy cũng như các cơ chế, tạo ra phát kiến mới thú vị ẩn sau các Mô hình Biến đổi.

Đến những trải nghiệm quốc tế và 6 học bổng Tiến sĩ

Sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc, Nguyễn Hồ Hữu Nghĩa đi tìm cơ hội tham gia hoạt động học thuật quốc tế, với mục tiêu đạt được các ghi nhận bởi các chuyên gia thế giới. AI Residency chính là cánh cửa mở ra cơ hội này cho anh.

AI Residency 2023: Bệ phóng những nhà khoa học trẻ người Việt - Ảnh 3.

Nguyễn Hồ Hữu Nghĩa chinh phục cộng đồng khoa học tại NeurIPS 2022 với kết quả nghiên cứu tại AI Residency

Tham gia AI Residency, Nghĩa lựa chọn nghiên cứu Neural Ordinary Differential Equations (Neural ODE) – loại mô hình học máy kết hợp giữa mạng nơ ron nhân tạo với phương trình vi phân, có khả năng linh động ứng dụng vào các bài toán liên quan đến chuỗi thời gian (time series), điều khiển (control), hoặc phát triển AI cho khoa học.

Dưới sự hướng dẫn của hai chuyên gia trong AI Residency, Nghĩa táo bạo đề xuất mô hình hoàn toàn mới là Nesterov Neural ODE (ứng dụng thuật toán của Nesterov) nhằm tối ưu hiệu quả tính toán. Thông qua lý thuyết và thực nghiệm, Nghĩa chứng minh được mô hình mới này có thể giúp giảm khối lượng tính toán đến 40% đối với dữ liệu ảnh so với các mô hình đi trước, trong khi giữ nguyên độ chính xác của mô hình.

Không chỉ có kết quả khả quan, Nghĩa nhận được nhiều bài học quý giá về kỹ năng trình bày báo cáo sau lần đầu bị từ chối ở hội nghị học máy hàng đầu thế giới ICML 2022.

“Lúc đó mình cũng hơi nản. Các chuyên gia của AI Residency đã giúp mình rất nhiều, luôn tin tưởng vào ý tưởng này và cùng mình chỉnh sửa bài. Khi gửi bài đến hội nghị danh giá NeurIPS 2022, nhóm nhận được nhiều góp ý thực hiện thêm thí nghiệm nhằm chứng minh rõ ràng thế mạnh của phương pháp mới, giúp mình vững tin vào tiềm năng của nó” – Nghĩa kể lại thời gian đáng nhớ.

Trái ngọt đến chỉ sau hai tuần. Tháng 10/2022, Nghĩa đáp sân bay Mỹ và trình bày trực tiếp trong hội nghị NeurIPS 2022 – một vinh dự chỉ dành cho những nhà nghiên cứu xuất sắc. Sau thành công này, Nghĩa liên tiếp nhận được học bổng Tiến sĩ từ 6 trường Đại học top đầu, và dừng chân tại Đại học Pennsylvania – Top 15 trường Đại học tốt nhất thế giới.

Ba năm thực hiện, AI Residency nhận được 700 hồ sơ ứng tuyển từ cả trong và ngoài nước. Chương trình xuất bản 44 nghiên cứu khoa học, trong đó có 13 báo cáo được chấp nhận bởi các hội nghị hàng đầu trong lĩnh vực như ICML, NeurIPS. Chương trình tiếp tục tuyển sinh năm 2023 đến hết ngày 12/05, với sự tham gia của 11 chuyên gia quốc tế đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học lớn trên thế giới hoặc ứng dụng AI vào các dự án thực tế.

Để tìm hiểu thêm về chương trình, độc giả truy cập https://www.fpt-aicenter.com/ai-residency/.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk