9 lý do vì sao nên chọn Xamarin cho lập trình ứng dụng di động (Phần 1)

Ngoc Huynh

Ngày nay, thế giới đang hướng về ứng dụng mobile nhiều hơn. Xu hướng điện toán di động cũng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiệu suất của các thiết bị di động được tăng cao, khả năng kết nối và các tính năng tuyệt vời khác chính là những yếu tố đã khiến mobile trở nên phổ biến.

Dữ liệu tải ứng dụng di động trong năm 2012 đã được ghi nhận khoảng 65 triệu và trong năm 2016 đã vượt mốc 225 triệu. Nhu cầu cao về các ứng dụng di động đã thúc đẩy ngành lập trình ứng dụng di động nhằm tìm ra những cách thức mới để tạo ra được những ứng dụng di động xuất sắc hơn.

Bằng chứng là sự ra đời của các framework phát triển ứng dụng đa nền tảng, chẳng hạn như Titanium, PhoneGap v.v…

Thật không may là các công nghệ web đều có những giới hạn lớn so với ngôn ngữ Objetive-C hướng đối tượng và Java của Android. Dĩ nhiên, các công nghệ của Microsoft và ngôn ngữ C# sẽ đáp ứng được những kì vọng của chúng ta.

Vì thế, framework đa nền tảng Xamarin đã xuất hiện nhằm hỗ trợ cho các fan hâm mộ công nghệ của Microsoft. Trong khi, vẫn còn những tranh cãi khi lựa chọn công nghệ đa nền tảng, thì theo các lập trình viên cũng như các chủ doanh nghiệp thì Xamarin là một framework tuyệt vời, đáng để sử dụng.

Dưới đây là 9 lý do vì sao chúng ta nên chọn Xamarin cho phát triển ứng dụng di động:

1: Các trải nghiệm Native sẽ chiến thắng

Hôm nay, chúng ta có các Web Apps dựa trên browser với trải nghiệm native kém hấp dẫn như tiếp cận phần cứng thiết bị native và các tính năng OS. Các framework đa nền tảng sử dụng các công nghệ lập trình web cơ bản kết hợp giữa web app và các trải nghiệm native thuần.

Vì thế, tình trạng thiếu thốn trải nghiệm người dùng và hiệu suất tương tự như native đang xảy ra trong thị trường framework đa nền tảng. Và Xamarin Studio (IDE) lại có khả năng cho phép bạn lập trình bằng C#, đây được xem là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng có thể cạnh tranh với Objective-C và các Java paradigm.

Vì vậy, Xamarin có thể cung cấp native UI để tiếp cận các tính năng hardware dành riêng cho thiết bị và các tính năng phần mềm dành riêng cho OS. Dĩ nhiên, điều tương tự cũng xảy ra với Ionic framework khi sử dụng kết hợp ngôn ngữ kịch bản dựa theo JavaScript khác với Angular JS.

Tóm lại, lập trình C# đỡ tốn sức hơn và mang đến hiệu suất tốt hơn ở cấp độ native.

2: Các đặc tính đa nền tảng đích thực

Xamarin mang đến app logic được chia sẻ ở nhiều nền tảng. Xamarin cũng chia sẻ application logic cơ bản của UI layer như input validation, lệnh gọi của web services, database interactions và tích hợp backend.

Nếu phát triển tất cả các yếu tố này bằng C# trong Xamarin, bạn có thể chia sẻ 2/3 số code trên nhiều nền tảng hệ điều hành mobile khác nhau và chỉ cần quản trị 1/3 native code compatibility. Nhìn chung, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức để debug, recording và tránh được các code creeps.

3: Khả năng tích hợp API liên tục

Các nền tảng di động native đang phát triển không ngớt qua mỗi bản cập nhật và nâng cấp thường xuyên. Ví dụ như các cập nhật về thiết bị và OS mỗi năm của iOS, bên cạnh đó Android cũng có nhiều các đơn vị sản xuất thiết bị và các cập nhật bất ngờ liên quan đến hệ điều hành.

Vì thế, việc hỗ trợ các tính năng và các hệ điều hành mới ra đời đóng vai trò rất quan trọng trong framework đa nền tảng và thật may mắn là Xamarin có khả năng làm được điều đó.

Về mặt kĩ thuật, Xamarin có khả năng kết hợp APIs với UI controls bằng Xamarin.iOS, Xamarin.Android, Xamarin.Mac, tương tự với những tính năng của các nền tảng native. Portable Class Libraries (PCL) và application architecture phù hợp cho phép Xamarin chia sẻ code trên tất cả các nền tảng di động.

Nhờ đó, với công nghệ kết hợp đặc biệt, Xamarin mang đến sự liên kết các gói hỗ trợ mới nhất dành cho các bản phát hành của iOS và Android.

4: Cộng tác và chia sẻ dễ dàng

Xamarin có nguồn component dồi dào với các components miễn phí và có tính phí gồm:

• UI controls
• Các thư viện đa nền tảng
• Các web services bên thứ 3

Các lập trình viên có thể chia sẻ những components chỉ với vài dòng code và thiết lập cộng tác và chia sẻ dễ dàng khi lập trình đa nền tảng ngay vào Xamarin Studio và trong Visual Studio với Xamarin extension.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://blogs.perceptionsystem.com