6 kiểu phát triển ứng dụng web (Phần 1)

Ngoc Huynh

Chúng ta đều biết rõ về ứng dụng web và sự khác biệt của nó đối với các thể loại ứng dụng di động khác. Phát triển ứng dụng web không giới hạn chỉ ở smartphones hay máy tính bảng, mà còn được thiết kế để chạy trên tât cả loại trình duyệt web ở máy tính, laptop hay điện thoại di động. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giúp các bạn phân biệt rõ các loại ứng dụng web.

Sự phân loại này dựa trên cách các ứng dụng web thể hiện nội dung như thế nào. Từ đó chúng tôi phân chia thành 6 loại ứng dụng web khác nhau như sau:

1. Ứng dụng web tĩnh (Static web application)

Nếu chúng ta đang cần thiết kế một ứng dụng web tĩnh, điều đầu tiên cần biết đó là loại ứng dụng web này sẽ hiển thị rất ít nội dung và đặc biệt là sẽ không có tính linh hoạt.

Thường thì chúng ta hay sử dụng HTML và CSS để phát triển kiểu ứng dụng web này. Tuy nhiên những đối tượng hoạt họa như banner, ảnh GIFs, video..có thể được bố trí thêm vào. Loại ứng dụng web này còn có thể được phát triển bằng jQuery và Ajax.

Bên cạnh đó, việc tùy chỉnh nội dung của kiểu ứng dụng web này là không hề dễ dàng. Để thực hiện điều này, đầu tiên bạn phải tải mã HTML về, sau đó chỉnh sửa và upload lại lên server. Và những thay đổi này chỉ có thể được thực hiện bởi người quản trị trang web hoặc công ty thiết kế ra trang web đó.

2. Ứng dụng web động (Dynamic web application)

Ứng dụng web động thì có sự phức tạp hơn về mặt kỹ thuật. Chúng sử dụng hệ cơ sở dữ liệu để load dữ liệu và nội dung được cập nhật mỗi khi người dùng truy cập. Về cơ bản thì chúng đều có một thanh quản lý (hay còn gọi là CMS) là nơi mà các quản trị viên có thể điều khiển và chỉnh sửa nội dung của trang web.

Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau được sử dụng để lập trình một ứng dụng web động, trong đó PHP và ASP hai ngôn ngữ phổ biến nhất, bởi vì chúng cho phép cấu trúc những nội dung của trang web.

Ở dạng ứng dụng web này, nâng cấp nội dung là rất đơn giản và không phải truy cập vào server để chỉnh sửa chúng. Thêm nữa là chúng cho phép thiết lập một lượng lớn tính năng như forums hoặc database. Việc thiết kế, bên cạnh nội dung, cũng có thể chỉnh sửa cho khớp với yêu cầu của người quản trị.

3. Cửa hàng online hoặc thương mại điện tử

Nếu ứng dụng web là một cửa hàng online hoặc shop, thì việc phát triển nó sẽ là sự tái cấu trúc của một trang m-commerce hoặc e-commerce. Quá trình của kiểu ứng dụng này sẽ phức tạp hơn vì nó sẽ phải tích hợp cổng thanh toán điện tử qua credit card, Paypal hoặc các hình thức thanh toán khác. Lập trình viên đồng thời cũng phải thiết kế một khung quản lý cho admin bao gồm danh sách sản phẩm, thêm bớt và quản lý đơn hàng và thanh toán.

Chia sẻ bài viết ngay