4 yếu tố làm nên thành công của một Agile team

Linh Le

Tính hiệu quả của một Agile team không dừng lại ở yếu tố member. Những yếu tố cốt lõi và những câu hỏi sẽ đưa bạn đến lựa chọn và con đường phát triển tốt nhất.

4 keys to assembling a successful agile team

Để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi doanh nghiệp, các tổ chức trong hầu như mọi ngành công nghiệp đang xem Agile như một chiến lược quan trọng để đưa ra sản phẩm và dịch vụ một cách nhanh chóng nhưng đồng thời vẫn đặt khách hàng ở vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang mô hình Agile là một thách thức. Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo trong ngành IT đã có kinh nghiệm triển khai mô hình Agile nhưng vẫn còn những sai lầm trong nhận thức đối với phương pháp vận hành tổ chức này.

Agile trong thực tế khác với Agile trong lý thuyết, nhưng có một điều chắc chắn rằng điểm mấu chốt tạo nên thành công của mô hình chính là ở sự phối hợp. Tất cả sẽ bắt đầu khi bạn có một đội ngũ ăn ý.

Hai trang web Scrum.org và McKinsey & Co. cách đây không lâu đã có những chia sẻ quanh câu hỏi: “Điều gì cấu thành nên một Agile team thành công? Một nghiên cứu “How to Select and Develop Individuals for Successful Agile Teams: A Practical Guide” (Hướng dẫn cách chọn và phát triển các cá nhân để có đội ngũ Agile thành công), xác định các khái niệm cốt lõi và đưa ra cái nhìn sâu sắc, mang đến giá trị cho bất kỳ ai muốn cải thiện quy trình tuyển dụng và đào tạo các đội ngũ Agile.

Sau đây là 4 yếu tố chính cần được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn và phát triển các thành viên của một Agile team, theo nghiên cứu.

Động lực

Theo nghiên cứu, các nhân tố thúc đẩy năng suất, hiệu quả và rủi ro trước đây cần phải được thay thế bằng việc tập trung vào kết quả và lấy khách hàng làm mục tiêu quan trọng nhất.

“Tổ chức và các quy trình phải được điều chỉnh theo khách hàng hoặc theo một nhóm các tôn chỉ nào đó, Dave West – một product owner trên Scrum.org. phát biểu. “Cần phải xác định rõ ràng kết quả đầu ra; sự mật thiết của tầm nhìn khách hàng và mong muốn mang lại giá trị cho những kết quả này.”

West nhấn mạnh rằng nhân viên thường được thúc đẩy bởi những kết quả này. “Bạn có thể nhận được nhiều hơn từ tổ chức bằng cách cho họ hiểu về khách hàng và kết quả mà họ đã cố gắng để đạt được, anh nói. Các đội thành công thực sự quan tâm đến kết quả mà họ lái xe và những người làm việc nhanh nhẹn có mối quan hệ với điều đó.

Nó rất cần thiết để đánh giá các mối quan tâm của cá nhân, điều khiến họ phấn khích và nơi họ thấy mình trong ba năm. Ngoài ra, những người thích giải quyết các vấn đề phức tạp và xem sự mơ hồ là cơ hội để học hỏi có nhiều khả năng phát triển mạnh, nghiên cứu cho thấy.

Sự kỳ vọng và lòng tin

Tinh thần đồng đội là yếu tố cốt lõi tạo nên tính linh hoạt (Agility). Những team hoạt động theo mô hình Agile thành công cần phải có những thành viên phối hợp tốt với nhau và làm việc theo yêu cầu để đem lại kết quả như mong muốn. Tuy nhiên sẽ có những lúc sự kỳ vọng của đồng nghiệp, khách hàng và các bên liên quan thay đổi không ngừng. Và bởi vì các Agile team thành công có xu hướng hướng tới mô hình tổ chức phẳng và tự định hướng nên rất cần sự cân bằng giữa kỳ vọng và lòng tin, West cho hay.

Ông Wouter Aghina, đối tác tại McKinsey và là leader của dự án làm việc theo mô hình Agile của McKinsey nói: “Các hệ thống sản xuất hàng loạt ưa chuộng hệ thống quản lý kiểu ‘cấp trên cấp dưới’. Trong mô hình hoạt động này sẽ tồn tại một dạng sếp kiểu như: ‘OK, chúng ta phải phát triển những phần này. Anh phát triển phần X còn chị kia phát triển phần Y. Tôi sẽ cho các anh chị biết những việc cần phải làm. Việc của anh chị là ngồi đấy làm việc và nếu có thắc mắc gì thì đến nói với tôi. Tôi sẽ giải quyết.’ Cách quản lý này rõ ràng đang ngày càng trở nên kém hiệu quả. Đó không phải là cách làm việc. Đó chỉ là cách khiến người khác nản chí mà thôi.

Thay vì như vậy, các Agile team nên tách biệt công tác quản lý công việc và quản lý giá trị, West nói.

Một trong những lý do lớn nhất để thực hiện điều này là tạo niềm tin và sự minh bạch. Và sẽ thật khó khi một người vừa phải quản lý nhân viên, lại vừa phải khích lệ họ, anh nói. Kiểu lãnh đạo ‘chủ tớ’ này không thể thỏa mãn những kỳ vọng và cũng không xây dựng được lòng tin lẫn minh bạch – những yếu tố cần thiết của một Agile team thành công.

Nghiên cứu cho thấy nếu giải quyết được các câu hỏi làm thế nào để các cá nhân làm việc tốt với nhau, làm thế nào để quản lý công việc trong một team và họ mong đợi được hỗ trợ những gì từ các thành viên khác thì chắc chắn bạn sẽ sở hữu những con người vô cùng nhiệt thành với môi trường làm việc mà một Agile team thành công cần đến.

Khách hàng là trung tâm

Các Agile team thành công tương tác với khách hàng và biết khách hàng cần gì. Trong các tổ chức truyền thống, thường chỉ có một người hoặc một nhóm làm nhiệm vụ liên lạc. Bộ phận liên lạc này chịu trách nhiệm tương tác với khách hàng. Còn trong tổ chức hoạt động theo mô hình Agile, khách hàng và các Agile team cùng nhau tìm tòi để đạt được mục tiêu và tìm ra các giải pháp kinh tế nhất.

Nghiên cứu cho thấy, khi tập trung vào khách hàng và sử dụng cách tiếp cận nhanh, các team thường xu hướng mang lại giá trị tăng dần và thường xuyên hơn cho khách hàng. Các Agile team cũng dễ có động lực làm việc hơn bởi vì họ biết họ đang hỗ trợ cho ai. Để đảm bảo tổ chức đang sở hữu những nhân viên phù hợp, hãy đặt ra câu hỏi họ có thể mong đợi điều gì với tư cách là khách hàng và dịch vụ khách hàng có ý nghĩa gì đối với họ.

Quan tâm đến nhân lực

Quan tâm đến nhân lực và kết quả mà công việc của một người đem lại là điều rất cần thiết đối với bất kỳ thành viên nào trong một tổ chức hoạt động theo mô hình Agile. Các Agile team làm chủ sản phẩm mà họ làm ra. Đối với họ, niềm tự hào về sản phẩm và kết quả quan trọng hơn niềm tự hào trong quá trình, nghiên cứu cho thấy.

“Một trong những phương diện khó khăn nhất của mô hình Agile đối với các tổ chức đang trải qua hoặc đã trải qua quá trình chuyển đổi là hiểu được sự phức tạp và mơ hồ của loại công việc tri thức này,” theo West. “Trong các tổ chức truyền thống, các mô hình này hoạt động hiệu quả khi bạn có vấn đề đã được nắm rõ. Nhưng đặc biệt trong những môi trường mới, theo hướng công nghệ thông tin, những người lao động trí óc và những vấn đề mà họ đang làm việc rất phức tạp và thay đổi một cách nhanh chóng.”

Thông thường, một Agile team không biết chính xác công việc họ sẽ làm là gì hoặc thậm chí vấn đề nằm ở đâu cho đến khi bắt tay vào làm việc, West nói. Chính vì vậy, các Agile team thành công biết rằng quy trình có thể và sẽ thay đổi khi họ xem xét mối quan hệ giữa quy trình với giá trị và kết quả đạt được.

Để đảm bảo các thành viên trong nhóm được trao quyền đầy đủ, hãy đặt câu hỏi tập trung vào các trải nghiệm trước đây với công việc mà họ tự hào và kết nối những kinh nghiệm đó với mục tiêu và giá trị của họ, cũng như các mục tiêu và giá trị của tổ chức.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.cio.com