27 điều tôi ước mình đã biết khi mới bắt đầu công việc lập trình

Linh Le

Tôi ước gì mình biết hàng tấn thứ hay ho khi mới bắt đầu học lập trình, nhưng đây là 27 điều quan trọng hơn cả.

Tôi sắp xếp 2 điều quan trọng nhất ở vị trí số 14 và 26 vì tôi muốn các bạn đọc hết toàn bộ bài viết này.

1. Bạn học hỏi thông qua thực tế

Cách duy nhất để lập trình tốt hơn là học từ việc viết những chương trình thực sự. Đừng để việc tê liệt phân tích (analysis paralysis) ngăn cản không cho bạn bắt đầu thực hành.

2. Lập trình không giống như học để kiểm tra

Ghi nhớ mọi thứ linh tinh thực sự không cần thiết đến thế.

3. Dùng tiểu xảo là điều hoàn toàn chấp nhận được

Tôi nhờ tới Google để giải quyết hầu hết mọi vấn đề của mình, và hầu hết các lập trình viên đều làm thế.

4. Cứ để các vấn đề chất đống lên mà không kiểm tra gì cả là một chiến lược tệ hại

Tôi từng thay đổi liên tục code của mình và hy vọng rằng nó sẽ hoạt động ngay sau đó. Phương pháp này có vấn đề đó là nó tạo ta một vấn đề chồng lên một vấn đề khác và khiến bạn khó khăn trong việc tìm ra lỗi sai thực sự nằm ở đâu.

5. Tự học thực sự rất khó

Nói chuyện về code và hợp tác với người khao khát trở thành lập trình viên là cách học hiệu quả hơn với hầu hết mọi người

6. Đừng nắm chặt những cảm xúc tiêu cực

Bạn sẽ thấy nhiều thông báo lỗi trong suốt hành trình trở thành một lập trình viên của mình. Cảm giác vô vọng là một phần của quá trình này, tuy nhiện bạn cần phải bình thường hóa chuyện phạm lỗi thì mới tiến lên được.

7. Bạn không cần tới 5 màn hình làm gì cả

Hoàn toàn ngược lại với những gì trong các bộ phim Hollywood mà bạn thường thấy, bạn không cần thêm một cái màn hình ngớ ngẩn nào đó thì mới trở thành lập trình viên được. Chiếc máy vi tính mà bạn đang dùng là quá đủ để bắt đầu công việc rồi. Đừng phí tiền vô ích.

8. Khác nhau giữa chữ in hoa và chữ thường thực sự rất LỚN

Mất một thời gian tôi mới quen với việc nhận ra sự khác biệt khó thấy giữa những biểu tượng tương tự nhau, và nó thực sự khiến bạn khó chịu cho tới khi nào bạn quen với nó mới thôi.

9. Cố gắng hiểu hết mọi thứ là điều không tưởng

Ban đầu, tôi luôn có gắng hiểu “tại sao” với từng vấn đề mà mình gặp. Điều này thực sự không cần thiết. Máy vi tính là thứ rất phức tạp và có quá nhiều thứ để học. Bạn sẽ không thể hiểu hết mọi thứ được, và chuyện này hoàn toàn ổn.

10. Lập trình theo cặp càng nhiều càng tốt

Không có cách nào nhanh hơn để học code bằng cách này cả.

11. Thay thế code kém tối ưu là một phần trong tiến trình

Tôi từng nghĩ rằng từng dòng code mà tôi viết cần phải hoàn hảo. Nhưng chuyện cải thiện code dần dần là điều bình thường. Bạn không có ý định viết một cuốn sách mà không thể thay đổi nói khi đã được xuất bản.

12. Nhờ người giúp đúng cách

Mọi người đều cần sự giúp đỡ không lúc này thì lúc khác. Và khi bạn cần, hãy chắc rằng bạn thực hiện theo 4 bước sau:

  • Trao đổi hết mức những điều mà bạn nhìn thấy.
  • Giải thích chính xác điều bạn nghĩ đang xảy ra là gì.
  • Giải thích chính xác tình hình thực tế đang diễn ra.
  • Giải thích rõ tại sao bạn nghĩ rằng mọi thứ lẽ ra phải khác với thực tế đang xảy ra.

Khi bạn thực hiện quá trình này, bạn sẽ thường nhận ra giải pháp mà không cần nhờ người giúp. Nó giúp bạn suy nghĩ về vấn đề một cách tổng thể.

13. Bạn không cần phải là thiên tài toán học

Nếu bạn không phải là một “con người của toán học” thì cũng không có nghĩa là bạn không thể làm lập trình viên.

14. Luôn luôn ăn mừng những chiến tích nhỏ

Xây dựng vài thứ linh tinh từ code lúc nào cũng tuyệt vời. Tôi sẽ không bao giờ đạt được vị trí hiện tại nếu tôi không dừng lại và tự thưởng cho những thứ tuyệt vời mà mình đã xây dựng nên.

15. Những cuộc họp có giá trị hơn bạn tưởng

Ban đầu tôi cảm thấy rất sợ hãi khi phải tham dự những buổi họp khiến tôi không thoải mái này. Nhưng khi đã tham gia thì tôi nhận ra rằng có hàng ti tỉ lập trình viên giống như tôi.

16. Tránh những xung đột khi nối code (merge conflict) khiến công việc của bạn bớt nặng nề hơn

Merge conflict thật sư rất khó chịu. Vì vậy khi tôi nhận ra rằng tôi có thể lén bỏ qua một tính năng trước một thành viên nào đó trong team để họ xử lý nó thay vì tôi phải làm thì tôi cực kỳ phấn khích.

17. Chẳng có vấn đề gì khi thừa nhận là mình không biết

Khi bạn bắt đầu công việc lập trình đầu tiên, bạn có thể có xu hướng “cứ diễn như thật”. Đừng làm thế. Không ai mặc định là bạn phải biết hết mọi thứ ngay lập tức cả.

18. Không mất tới 10000 giờ mới đủ thành thạo để bắt đầu một công việc đâu.

Thực tế, bạn chỉ cần đủ mức tự sửa được lỗi sai và đi đúng hướng khi xảy ra các vấn đề. Điều này thực sự ít hơn 10000 giờ rất nhiều.

19. Bạn sẽ thức dậy vào buổi sáng với cái đầu đầy code

Và khi điều đó xảy ra thì quả thật là tuyệt cú mèo.

20. Phạm sai lầm lớn vẫn là điều bình thường

Tôi đã từng phạm một sai lầm khiến công ty thiệt hại 10000 đô la. Qua việc đó, tôi học được bài học quan trọng nhất trong sự nghiệp lập trình của mình là: đừng sợ khi phải đặt mình vào vị trí có thể gây ra những sai sót nếu rủi ro thực sự đáng để đánh đổi. Bạn sẽ trở thành một lập trình viên giỏi hơn nhờ vào sai lầm đó.

21. Thuật toán cũng giống như trò tìm tên trong một cuốn sổ danh bạ

Các thuật toán chính là phương pháp từng bước, nó hoạt động kiểu luôn luôn có một bước kế tiếp chính xác. Để đơn giản hơn thì hãy nghĩ nó như là một chiến thuật mà bạn dùng để tìm một cái tên nào đó trong sổ danh bạ

22. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy là mình sẽ sẵn sàng để lập trình toàn bộ thời gian của mình đâu

Hội chứng kẻ mạo danh là có thật. Hãy cố nhớ rằng không biết mọi thứ là điều bình thường. Điều quan trọng nhất là hiểu rằng bạn có thể tìm ra thứ mà bạn không biết.

23. Các lập trình viên không bao giờ ngừng học hỏi

Công nghệ mới luôn xuất hiện không ngừng, vì thế các lập trình viên thành công là những người không ngừng học hỏi và phát triển kỹ năng cho chính mình.

24. Hãy khiến chiếc máy vi tính suy nghĩ như một con người

Quá nhiều người có tư tưởng là bạn cần suy nghĩ như một chiếc máy vi tính. Nhưng thực tế thì ngược lại.

25. Lập trình chính là dùng công cụ chính xác cho từng việc

Có rất nhiều thư viện mã nguồn mở, nhiều công cụ và framework có sẵn cho bạn dùng. Vì vậy bạn cần mở rộng bộ công cụ phát triển của riêng mình và hiểu công cụ nào phù hợp với từng vấn đề mà bạn đang gặp phải.

26. Việc từ bỏ ngay khi sắp đủ khả năng để thay đổi mình là điều bình thường

Học cách viết code (nhất là khi học để đạt tới ngưỡng mà bạn có thể thay đổi sự nghiệp) thực sự vất vả. Nó tốn thời gian và đầy những quy tắc, nhưng nó khả thi. Rất nhiều người phạm sai lầm khi chỉ học tập vừa đủ để đạt tới mức mà họ muốn.

27. Học viết code không hề dễ dàng

Nhưng đó chính là lí do nó đáng giá.

Ngẫm lại thì tôi thực sự hạnh phúc khi tôi khá non nớt khi mới bắt đầu. Chính sự hiểu biết hạn hẹp vào thời điểm đó đã thúc đẩy tôi suy nghĩ nghiêm túc hơn về mọi thứ mà tôi học sau này.

Giờ đây tôi dành thời gian để giúp đỡ những người khác nhằm đạt được mục tiêu của họ trong việc viết code. Còn gì tốt hơn điều đó nữa chứ?!

Theo Ken Mazaika

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.techinasia.com