EU sẽ điều tra Apple sau những khiếu nại về hành vi chống lại cạnh tranh từ Spotify

Linh Le

apple-music-vs-spotify-newsletter

Vụ tranh cãi giữa Spotify và Apple hiện đang là tâm điểm cho cuộc điều tra mới từ Liên minh châu Âu (EU), theo như một báo cáo của tờ Financial Times (FT) cho biết.

Số báo hôm nay tường thuật rằng Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của EU, có kế hoạch bắt đầu một cuộc điều tra về vấn đề cạnh tranh xoay quanh khiếu nại của Spotify rằng nhà sản xuất iPhone đã dùng vị trí người gác cổng bán hàng (gatekeeper) của App Store để “cố ý gây bất lợi cho các nhà phát triển phần mềm khác”

Trong một lá đơn khiếu nại được nộp cho EC vào tháng ba, Spotify nói rằng Apple đã “lật đổ sân chơi” bằng cách vận hành iOS, cả nền tảng và App Store cho việc phân phối, cũng như dùng đến đối thủ cạnh tranh của Spotify là Apple Music.

Cụ thể, giám đốc của Spotify, Daniel Ek đã nói rằng Apple “chặn đường” các nhà phát triển và nền tảng của họ, bao gồm mức sụt giảm 30% từ việc mua bán vật phẩm (in-app) trong ứng dụng. Ek cũng tuyên bố rằng Apple Music có những lợi thế không công bằng so với các đối thủ cạnh tranh như Spotify trong khi ông bày tỏ quan ngại Apple kiểm soát giao tiếp giữa người dùng và nhà phát hành ứng dụng, “bao gồm cả việc gây ra các hạn chế bất công trong việc tiếp thị và quảng bá có lợi cho người dùng.”

Tuyên bố của Spotify là điều chưa từng có trong tiền lệ – Ek cho rằng rất nhiều nhà phát triển khác cũng cảm thấy như thế, nhưng họ không muốn lên tiếng chọc giận Apple. EU chắc chắn sẽ tìm đến những sự im lặng của những người đó nếu công cuộc điều tra diễn ra, theo như tờ FT cho hay.

Apple đã nổi giận trước khiếu nại của Spotify, nhưng phản hồi mà nó đưa ra lại mang tính bác bỏ – hay có tính chất như vậy. Apple không giải quyết trực tiếp bất cứ yêu cầu nào mà Spotify đề xuất, và những đề nghị đưa ra các lựa chọn thanh toán thay thế (như Play store của Google đã thực hiện) cũng như việc đối xử bằng đẳng giữa những ứng dụng của Apple và ứng dụng từ các bên thứ ba như Spotify.

EU nổi tiếng là kẻ đối đầu khó chịu luôn muốn kiềm chế các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ. Bên cạnh quy định bảo vệ dữ liệu chung GDPR của mình, EU còn có lịch sử luôn hành động trước các hành vi độc quyền trong công nghệ.

Ví dụ, Google đã phải đóng phạt 1.49 tỷ Euro (1.67 tỷ đô la) vào tháng ba năm nay vì những vi phạm về chống độc quyền và môi giới. Google đã bị phạt một mức kỷ lục là 5 tỷ đô la vào năm ngoái vì lạm dụng Android và có những lời kêu gọi xem xét việc đánh đổ các công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Hiển nhiên, Facebook cũng nằm trong tầm ngắm vì hàng loạt các vụ liên quan tới quyền riêng tư, đặc biệt là quanh các cuộc bầu cử.

Áp lực từ EU đã dẫn đến việc mạng xã hội đã phải đưa ra các điều khoản và quy định rõ ràng quanh việc dùng dữ liệu phục vụ cho mục đích quảng cáo, mặc dù nó có thể thay đổi quy định giới hạn chi phí quảng cáo quanh các cuộc bầu cử EU cho phù hợp với Brussels (thủ đô của Bỉ).

Mặc kệ một số công ty ở Mỹ nói gì, Ủy viên hội đồng cạnh tranh EU, bà Margrethe Vestager, đã nói trước công chúng rằng bà phản đối việc đánh đổ các công ty. Thay vào đó, Vestager cam kết sẽ điều chỉnh lại quyền truy cập dữ liệu.

“Đánh đổ một công ty, phá hủy tài sản cá nhân sẽ là điều quá tầm với và bạn sẽ cần phải có một lập luận chắc chắn rằng điều đó có thể tạo ra những kết quả tốt hơn cho người tiêu dùng trong thị trường, tốt hơn điều bạn có thể làm với những công cụ phổ biến bình thường. Chúng ta đang đối mặt với tài sản tư nhân. Các doanh nghiệp được đầu tư xây dựng và trở nên thành công nhờ vào sự cải tiến của họ,” bà nói trong một bài phỏng vấn tại liên hoan SXSW đầu năm nay.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://techcrunch.com