Lực hút M&A đến từ chốn khởi nghiệp Thuộc Lĩnh Vực IT

Ngoc Huynh

Nhịp cầu VietNamNet – Việc tăng số lượng các doanh nghiệp mới thành lập taị Việt Nam đang được các nhà đầu tư  mạo hiểm chú ý, họ đang có dự định các thương vụ M&A trong nước và trong khu vực.

Các công ty khởi nghiệp thuộc lĩnh vực IT của Việt Nam đang trở nên ngày càng thu hút các nhà đầu tư

Ông Lê Hồng Minh, đã từng là game thủ hàng đầu tại Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự World Cyber Game tại Hàn Quốc năm 2002. Hai năm sau, ông đã sáng lập ra VinaGame với tham vọng khai thác mảnh đất màu mỡ game online tại Việt Nam. Ngay lập tức, VinaGame đã tăng trưởng đột phá và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường game online Việt Nam.

Sau thành công vang dội với game, VinaGame tiếp tục lập trang mạng Zing.vn năm 2007, và mạng xã hội Zing Me năm 2009. Hiện nay Zing.vn là một trong những website hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2010, VinaGame đổi tên thành VNG để thể hiện tham vọng kinh doanh đa ngành nghề không chỉ dừng lại ở thị trường game.

Công ty của ông Minh không phải là công ty khởi nghiệp trong nước đang chứng tỏ ngày càng thu hút đối với các nhà đầu tư M&A. Ông Đỗ Tuấn Anh là một con người xuất sắc khác, ông là người sáng lập và giám đốc điều hành của Appota, công ty Appota được nằm trong danh sách tốp 9 công ty khởi nghiệp đáng được đầu tư nhất Đông Nam Á sau hai năm hoạt động.

Appota là công ty phát triển nội dung số trên mobile có ảnh hưởng và đầu tiên tại Việt Nam và được định giá lên tới vài chục triệu USD và là cái tên “nóng” được săn lùng. 2 quỹ đầu tư nước ngoài từ Nhật và Singapore đang có kế hoạch bơm vốn trong năm nay.

Cổng thông tin tuyển dụng nguồn nhân lực hàng đầu Anphabe.com cũng là một cái tên ‘nóng’ khác. Sau khi được thành lập bởi Nguyễn Thị Việt Thanh, vào năm 2013 quỹ đầu tư của Nhật Bản là RGIP đã quyết định mua gần 20% cổ phần của Anphabe để trở thành đối tác chiến lược của công ty.

RGIP thuộc tập đoàn Recruit, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tuyển dụng lớn nhất tại Nhật, tập đoàn có 109 công ty con bao quát trên toàn cầu.

Ông Phạm Đình Nguyên là một doanh nhân táo bạo khác sau khi ông mua lại thị trấn Buford thuộc Bang Wyoming (Mỹ) năm 2012 với giá 900 ngàn USD và đổi tên thành “Thị trấn PhinDeli” sau khi ông thành lập Công ty cà phê PhinDeli vào tháng 4/2013 có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh để phát triển thương hiệu cà phê của chính mình.

Việc làm của ông Nguyên đã được đền đáp khi công ty Kinh Đô đã mua lại cổ phần của PhinDeli để giúp ông mở rộng phát triển hơn nữa.

Các trường hợp điển hình này cho thấy rằng các khó khăn về M&A đã tồn tại trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam, mặc dù nền kinh tế sụt giảm kéo dài ngược lại năm 2009

Quỹ đầu tư mạo hiểm chịu chơi tới đâu?

Ông Jeffrey Paine, đối tác sáng lập Quỹ đầu tư Golden Gate Venture, một vườn ươm công nghệ tại Singapore, chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp (startup) ở Đông Nam Á.

Ngành công nghệ – thông tin là lĩnh vực thu hút nhiều con mắt của các nhà đầu tư với nhiều công ty có mức tăng trưởng khá tốt, khoảng 30% so với năm 2012.

Nhiều doanh nghiệp lớn đạt mức doanh thu dự tính tăng gấp 2-3 lần, không có gì phải ngạc nhiên khi các công ty IT của Việt Nam đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin nước ngoài đang khá thành công.

Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) được thành lập vào năm 2004, đây là quỹ đầu tư về công nghệ đầu tiên tại Việt Nam. Với 100 triệu đôla, IDGVV chủ yếu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp thuộc lĩnh vực IT với thành công đáng kể tại Việt Nam. Quỹ đã đầu tư vào khoảng 40 công ty công nghệ – thông tin của Việt Nam.

Quỹ đầu tư DFJ VinaCapital (DFJV) ra đời muộn hơn IDGVV và sau một năm hoạt động thì quỹ cũng đã đầu tư vào 8 công ty với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 15 triệu USD.

Bây giờ công ty đã đầu tư vào 9 công ty, một vài trong số đó đang trở nên ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khác.

Các danh mục đầu tư của DFJV chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi vì “Chúng tôi luôn tìm kiếm những công ty đang ở giai đoạn lớn lên, chứ không phải những doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ với những ý tưởng kinh doanh mơ hồ,” ông Thân Trọng Phúc, giám đốc điều hành của DFJV cho biết.

Ông Phúc cho rằng thị trường Việt Nam không có đủ các yếu tố để đảm bảo quỹ đầu tư có thể hoạt động một cách thành công.

Đó là điều cần thiết cho mỗi qũy đầu tư để tự tin vào các chiến lược của mình vì các công ty đối mặt với nhiều rủi ro khi đặt cược vào các cơ hội, ông lưu ý. Ông Phúc tiết lộ rằng công ty của ông có dự định tham gia vào các công ty thương mại điện tử, nhưng nhiều công ty như vậy ở Việt Nam dễ gặp các rủi ro bởi vì thói quen tiêu dùng của người dân chưa sẵn sàng cho mô hình thương mại điện tử phát triển đúng nghĩa, giống như eBay, Amazone.

Hơn nữa, tất cả các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam đều cho rằng, thách thức lớn nhất đối với họ vẫn là bài toán con người. Với những công ty đã có quy mô, khả năng quản trị của ban điều hành cần tốt hơn nhiều, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tăng trưởng bền vững.

Các thương vụ M&A chứng tỏ được lực hút

Ông Chu Tiến Dũng, chủ tịch hội tin học Việt Nam mong đợi các thương vụ M&A trong lĩnh vực IT sẽ rất sôi động, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ Internet, thanh toán điện tử và di động.

Ông Dũng mong đợi các sản phẩm và dịch vụ như thanh toán điện tử, các giải pháp cho quản lý hàng tồn kho, giao nhận, hay dịch vụ Internet, như đào tạo trực tuyến, y tế trực tuyến, tài chính trực tuyến và bất động sản trực tuyến sẽ nhận được sự quan tâm của giới đầu tư.

“Giá trị của các thương vụ có thể không lớn, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng cho các doanh nghiệp trong nước tìm vốn, kinh nghiệm phát triển thị trường và năng lực quản trị từ các nhà đầu tư,” ông Dũng nói

Các công ty đã và đang làm yếu đi các mục đích của mình. IDGVV đang tìm kiếm các dự án khởi nghiệp về các dịch vụ internet để rót vốn. Một quỹ đầu tư mạo hiểm khác của Nhật Bản là CyberAgent Ventures Việt Nam đã chào năm 2014 bằng việc công bố thương vụ đầu tư đầu tiên của mình với Công ty cổ phần Công nghệ DKT để phát triển giải pháp thương mại điện tử Bizweb.vn. Quỹ này cho biết, họ sẽ tiếp tục rót vốn vào 4 công ty khác ở Việt Nam trong năm nay.

Quỹ đầu tư mạo hiểm không chỉ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Công ty FPT trong nước cũng bày tỏ tham vọng mua một số doanh nghiệp công nghệ – thông tin khác, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho biết, tập đoàn này sẽ dành 50 triệu USD cho việc mua bán các công ty công nghệ trong năm nay. Trong đầu tháng bảy, công ty đã mua trang web thương mại điện tử 123mua.com.vn từ công ty công nghệ và internet trong nước là VNG để sát nhập với trang web www.sendo.vn. “FPT muốn tham gia với các đối tác trong lĩnh vực công nghệ, dịch vụ hay phân khúc thị trường mới mà chúng tôi vẫn chưa có được,” ông Ngọc cho biết.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/