Xu hướng thuê ngoài IT nổi lên trong các đơn vị nhà nước

Ngoc Huynh

Nghị định 80/2014/QD-TTg của chính phủ về việc thí điểm thuê ngoài công nghệ thông tin (ITO) trong khu vực nhà nước đã có hiệu lực vào ngày 15/2, nghị định này được mong đợi sẽ kích thích tiềm năng chín muồi của thị trường.

Tận dụng lợi thế của thuê ngoài, các đơn vị nhà nước và các công ty có thể loại bỏ sự cần thiết phải đầu tư lớn vào cơ sở vật chất công nghệ cao bằng cách chi tiêu vào nhu cầu cụ thể của họ. Tờ Saigon Times Online đã trích lời của ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM.

Nhìn nhận từ góc độ kinh doanh, ông Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Ủy ban hiện đại hóa tại Eximbank, nói rằng việc thuê lao động bên ngoài không phải luôn lúc nào cũng tốn chi phí thấp hơn nhưng có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn để cải thiện khả năng cạnh tranh, giới thiệu sản phẩm nhanh chóng hay chất lượng dịch vụ nổi bật.

Thuê ngoài là đặc biệt thích hợp cho các dịch vụ chuyên nghiệp và ngắn hạn, ông Khang cho biết.

Cho đến nay một số doanh nghiệp Việt Nam đã thuê ngoài dịch vụ CNTT như dịch vụ Internet lưu trữ, tiếp thị kỹ thuật số, thiết kế phần mềm và quản lý hệ thống, nhưng việc sử dụng các dịch vụ còn tương đối hạn chế.

Trong những năm trước, các nhà cung cấp dịch vụ CNTT chỉ được giao nhiệm vụ cài đặt các hệ thống máy tính mà không cần tiếp tục quản lý hay bảo trì, nhưng mà tình trạng này đang thay đổi.

Trong bối cảnh các cơ quan trên cả nước tiến hành cải cách hành chính với mục tiêu hướng đến một chính phủ điện tử trong tương lai, thì ITO là nhu cầu lớn, vì nó tiết kiệm thời gian, khắc phục việc thiếu nguồn lực, làm giảm chi phí và mang lại chất lượng chuyên nghiệp.

Theo ông Đỗ Cao Bảo, Giám đốc điều hành tại FPT Information System, công ty IT ở Việt Nam cung cấp ba dịch vụ chính: quản lý hệ thống, cho thuê phần mềm điện toán đám mây và các dịch vụ bảo trì. Dịch vụ bảo dưỡng là thành phần lớn nhất, kiếm được từ 4-5 ngàn tỷ đồng (tương đương với 168-233 triệu đôla) mỗi năm.

Các công ty lớn trong nước chẳng hạn như tập đoàn FPT, Viettel và VNPT đã thực hiện nghị định này. Chuẩn bị cho làn sóng nhu cầu trong tương của ITO, các công ty này đã ưu tiên mở rộng nguồn lực con người và tài chính của mình.

Quyết định 80/2014/QĐ-TTg phản ánh những nỗ lực của Chính phủ để thúc đẩy hoạt động của các đơn vị nhà nước và cung cấp thêm cơ hội cho các thành phần khác trên thị trường.

Để có hiệu quả và thiết thực, quyết định cần sự hướng dẫn chính thức liên quan về việc thanh toán, các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật của dịch vụ CNTT, v.v.. Các quy định liên quan đến yếu tố nước ngoài trong ITO cũng là cần thiết.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/