Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp CNTT trên thế giới nhờ vào chi phí nhân công thấp
- Ngoc Huynh
Mặc dù họ có trình độ tương tự như lao động CNTT tại Malaysia và Thái Lan, thế nhưng mức lương của nhân viên CNTT Việt Nam chỉ cao hơn so với các đồng nghiệp tại Lào, Campuchia, Myanmar và Bhutan, theo bà Nguyễn Thu Giang – Tổng thư ký của VINASA cho hay.
VINASA ước tính Việt Nam có 190.000 kỹ sư CNTT, cao gấp 2,7 lần so với 10 năm trước, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu về lao động CNTT hiện nay.
Về mặt doanh thu, trong 10 năm qua, chỉ số này từ các lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT đã tăng gấp 5 lần, từ 600 triệu đô la lên đến 3,2 tỷ đô la.
Năng suất lao động và giá trị sản lượng trong ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT ở Việt Nam cao hơn so với các ngành kinh tế khác trong cả nước từ 3-10 lần. Tỷ lệ phần trăm giá trị nội dung của Việt Nam trong ngành công nghiệp cũng rất cao, khoảng 90-95%.
VINASA tin rằng Việt Nam là một trong những quốc gia gia công phần mềm hấp dẫn nhất trong nhiều năm qua nhờ vào lực lượng lao động chất lượng cao với mức giá cạnh tranh.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các kỹ sư CNTT có kinh nghiệm nhận được mức lương thấp hơn từ 2-3 lần so với các kỹ sư đến từ Malaysia và Thái Lan, mặc dù cũng có trình độ năng lực tương đương. Cụ thể mức thu nhập của kỹ sư Việt Nam là $2.000 và các kỹ sư Malaysia và Thái Lan là $4.000-$6.000.
Theo Tổ chức Công nghiệp Ðiện toán châu Á – châu Ðại Dương (ASOCIO), mức lương trung bình của một kỹ sư mới tốt nghiệp là $280/tháng, trong khi các kỹ sư với 3 năm kinh nghiệm sẽ có mức thu nhập là $520. Một quản lý ở bậc trung có thể nhận được mức lương là $1.000 mỗi tháng và các nhà quản lý cấp cao là $2.000. Các con số này chỉ bằng 1/3 so với Malaysia, ¼ so với Đài Loan và 1/5 so với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Do nhận được mức lương thấp, nên Việt Nam có mức giá cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Philippines khi thu hút các công ty công nghệ nước ngoài.
Tuy nhiên, các chuyên gia lao động tin rằng mức lương trung bình trong ngành sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới vì nhiều lý do, bao gồm việc thiếu nguồn lao động.
Nếu vậy, đây sẽ là một thách thức dành cho Việt Nam nhằm thu hút các công ty CNTT nước ngoài, bởi vì các nhà đầu tư có thể hướng về các quốc gia nơi mà họ có thể tìm thấy chi phí sản xuất thấp hơn.
Vietnamworks – mạng lưới tuyển dụng và việc làm tại Việt Nam, trong một báo cáo đã được công bố vào cuối năm 2015, đã chỉ ra rằng với tỷ lệ tăng trưởng trun bình 8% mỗi năm, Việt Nam có thể thiếu 1 triệu lao động CNTT vào năm 2020.
Trong ba năm vừa qua, mặc dù số lượng việc làm trong lĩnh vưc phần mềm và IT đã tăng 47% mỗi năm, nhưng số lượng lao động chỉ tăng 8%.
Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/