Việt Nam ” ‘Miền đất hứa’ cho hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech tại Đông Nam Á

Tram Ho

Từ năm 2017, tại diễn đàn khởi nghiệp, Việt Nam đã được công bố là một trong những quốc gia kinh doanh hàng đầu thế giới. Sự công nhận này là minh chứng cho một thực tế tại Việt Nam: gần 80% người dân Việt Nam mong muốn mở công ty và đang ấp ủ kế hoạch khởi nghiệp. Trong những năm gần đây, với nền tảng công nghệ vững chắc và những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ, thị trường khởi nghiệp Việt Nam đã trở nên cực kỳ sôi động với một loạt các Startup mới được sinh ra và các khoản đầu tư nước ngoài dồi dào đang được đổ vào liên tục. 

Đây là một tín hiệu đáng mừng và là một cơ hội đầy hứa hẹn không chỉ cho các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam, mà còn cho ngành tài chính ngân hàng nói chung nhằm tạo ra những đột phá mới sau khi ngành này được dự báo sẽ có tiềm năng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tại sao Việt Nam được gọi là Hệ sinh thái khởi nghiệp được chú ý nhất hiện nay?

Trong những năm vừa qua, làn sóng khởi nghiệp tại thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên năng động hơn và mang đến rất nhiều dấu ấn đột phá trên thị trường. Đặc biệt, khoảng cách về tốc độ khởi nghiệp giữa Việt Nam và hai nước đứng đầu trong khu vực – Singapore và Indonesia đã được rút ngắn đáng kể. 

Với dân số ước tính gần 100 triệu người đến năm 2030, một bộ phận lớn người dân Việt Nam sử dụng smartphone sẽ là người dùng trẻ và am hiểu về công nghệ cao. Vì lý do này, các nhà đầu tư sẽ bị thu hút bởi tiềm năng để khám phá và triển khai các mô hình startup công nghệ tại thị trường này nhiều hơn.

Ngày nay, sự tiến bộ và phát triển nhanh chóng của công nghệ đang dần thay đổi cuộc sống và thói quen của người tiêu dùng. Đây là lý do tại sao startup tại Việt Nam rất chú ý đến các cơ hội đầu tư công nghệ để từ đó họ có nhiều điều kiện hơn để khai phá thị trường tiềm năng này. Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư và số lượng các giao dịch công nghệ được thực hiện trong nước đã tăng gấp sáu lần chỉ trong vòng hai năm.

Với nỗ lực khai phá tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và hỗ trợ các startup mở rộng quy mô doanh nghiệp của họ, không ít các chương trình fintech đã ra đời và thu hút rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Trong số đó, FE Xcelerate chương trình tăng tốc khởi nghiệp được dẫn dắt bởi FE CREDIT – Công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam được xem là một trong những điểm sáng nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp tại khu vực và trên toàn thế giới. Mặc dù đây chỉ mới là năm đầu tiên chương trình khởi động, nhưng với nỗ lực không ngừng nghỉ để đồng hành cùng các công ty fintech và sự hỗ trợ nhiệt tình cho họ từ khâu ý tưởng đến xúc tiến sản phẩm ra thị trường đã cho thấy được niềm đam mê và quyết tâm lớn lao của “Đơn vị Tài chính tiêu dùng số #1 tại Việt Nam” với hệ sinh thái khởi nghiệp tại trong khu vực.

Những cơ hội tiềm năng lớn cho startup Fintech tại Việt Nam

Có thể thấy hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đang từng bước tiến vào giai đoạn trưởng thành nhất. Đây là một nền tảng thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có thể mang đến những đột phá lớn trong ngành và là cơ hội để họ có thể thích nghi và hòa nhịp với những biến chuyển lớn đang diễn ra mạnh mẽ trong chính lĩnh vực của họ.  

Trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ thiết lập những chính sách hỗ trợ mới nhằm tạo nên một môi trường thân thiện cho sự phát triển bền vững của các công ty fintech, cộng đồng khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam đã chứng kiến một cú nhảy vọt trong những năm gần đây. Nhờ những cơ sở hạ tầng thiết yếu được chính phủ tạo nên nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp không chỉ ở trung tâm mà đến cả những vùng nông thôn xa xôi. Hiện nay, Việt Nam đã được xem là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với gần 51 triệu người sử dụng điện thoại thông minh (chiếm 55% tổng dân số); 50 triệu người dùng Internet (chiếm 52% tổng dân số) và sở hữu một mạng lưới 3G/4G phủ sóng toàn quốc. Ngoài ra, mức thu nhập cũng như mức tiêu thụ ngày càng tăng của người dân Việt Nam trong những năm gần đây sẽ là những yếu tố cộng hưởng để làm tiền đề cho việc mở ra thời đại thanh toán số (digital payment) tại Việt Nam.

Theo ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp fintech Việt Nam sẽ sớm được công nhận dưới tên gọi “Make in Vietnam”, nghĩa là sản phẩm sáng tạo của Việt Nam, được thiết kế và phát triển tại Việt Nam. Đây là một lộ trình cần thiết cho thị trường Việt Nam để có được một ngành tài chính ngân hàng không chỉ vững mạnh mà còn tự chủ.

Ông Hoàng Công Gia Khánh, Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (VNUHCM-IBT), cho biết: “70% các công ty Fintech Việt Nam là những công ty đang khởi nghiệp, được đầu tư vốn từ các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Canada, Úc, Anh, Đan Mạch, Pháp Trung Quốc, Singapore, Malaysia,…”. Dựa trên con số này, chúng ta có thể thấy tiềm năng và cơ hội cho các Startup trong khu vực sẽ cực kỳ hứa hẹn trong tương lai. 

Tuy nhiên, song hành cùng sự phát triển nhanh chóng của thị trường fintech, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang rất cần một hành lang pháp lý thực sự hoàn chỉnh và toàn diện, đặc biệt là với các công nghệ mới. Chia sẻ thêm về một số nội dung dự kiến trong cơ chế quản lý và kiểm tra Fintech, ông Ngô Văn Đức, Phó Giám đốc Cục thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, cần phải tạo ra một môi trường thử nghiệm để hoàn thiện và phát triển hơn nữa các giải pháp công nghệ, phù hợp với nhu cầu thị trường và khung pháp lý; cũng như hạn chế rủi ro cho khách hàng khi tham gia các dịch vụ Fintech chưa được cấp phép chính thức.

Làm thế nào để các công ty Fintech tiếp cận ngành Tài chính tiêu dùng Việt Nam?

Mặc dù tốc độ phát triển tương đối nhanh, tuy nhiên, khi đặt lên bàn cân một số nước trong khu vực, số lượng công ty  fintech tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn (Indonesia có 120 công ty; Singapore có hơn 300 công ty Fintech). Với tiềm năng và nguồn lực sẵn có, thị trường Fintech Việt Nam được tin tưởng sẽ còn tăng trưởng và phát triển hơn nữa. Do đó, các công ty Fintech Việt Nam cần phải xác định rõ đâu là hướng đi phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. 

Theo dự kiến của các chuyên gia, đối với các doanh nghiệp fintech hoạt động trên thị trường, việc hợp tác giữa họ và các ngân hàng/ trung tâm tài chính có thể sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần. Cụ thể, các nguồn cơ sở dữ liệu từ ngân hàng và các công ty tài chính tín dụng sẽ là những tài sản quý giá để các fintech startup có thể học hỏi và phát triển cơ sở hạ tầng. Ngược lại, các ý tưởng và giải pháp kỹ thuật số mới mẻ đến từ các công ty fintech sẽ là một làn gió mới giúp ngân hàng và các công ty tài chính tín dụng gia tăng hiệu suất kinh doanh và tạo nên sự khác biệt trong các dịch vụ tài chính trên nền tảng kỹ thuật số mà họ đang cung cấp. 

Các chuyên gia đầu ngành tin rằng sự hợp tác này sẽ mang lại thành công và tiếng vang cho cả hai bên và điều này cũng được coi là một tiền đề mở ra nhiều cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận vào các dịch vụ tài chính ngân hàng dễ dàng và với nhiều lựa chọn hơn. 

FE Xcelerate – Chất xúc tác cho sự phát triển của các công ty khởi nghiệp Fintech

Là nhà tiên phong trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng về thị phần và ứng dụng các công nghệ mới, FE Xcelerate có thể được coi như một định hướng hoàn toàn mới và khác biệt của FE CREDIT trong cách tiếp cận và hợp tác cùng các startup trong và ngoài nước. 

Chia sẻ về chương trình đặc biệt này, ông Basker Rangachari – Giám Đốc Trung Tâm Tiếp Thị của FE CREDIT nhấn mạnh sứ mệnh của đơn vị là mang đến cho các công ty startups một nền tảng và sự hỗ trợ tốt nhất, giúp họ phát triển toàn diện từ khâu ý tưởng đến việc giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

Mặc dù đây mới chỉ là năm đầu tiên chương trình đã được chính thức khởi động, FE Xcelerate đã có một khởi đầu ấn tượng với tổng số lượng fintech startup ứng tuyển vượt xa mong đợi của Ban tổ chức – với 172 công ty tham gia và 28 đội thi đã được lựa chọn để tiến vào Vòng loại (Pitch Day) và thuyết trình về sản phẩm. Trải qua 2 ngày thi gây cấn của vòng loại, 11 fintech startup xuất sắc nhất đã được “chọn mặt gửi vàng” để chính thức ghi tên mình vào 12 tuần tăng tốc của cuộc đua khởi nghiệp FE Xcelerate. Đây sẽ là lúc các đội thi có cơ hội cọ xát những trải nghiệm thực tiễn, học hỏi từ những chia sẻ và tư vấn chuyên sâu nhưng cũng rất gần gũi từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính và từ chính đội ngũ lãnh đạo đầy tâm huyết của FE CREDIT. 

Với các định hướng mở và tiềm năng như hiện tại, trong tương lai không xa, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam chắc chắn sẽ có những biến chuyển đột phá để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của ngành fintech trên toàn thế giới.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Techtalk