Việt Nam đang thiếu hụt nhân tài cho ngành CNTT

Ngoc Huynh

Việc tìm kiếm nhân tài đang gặp rất nhiều khó khăn, đây là một vấn đề có thể đe dọa sự phát triển lâu dài của Việt Nam – điểm đến về gia công phần mềm mới nổi hiện nay.

Nhìn bề ngoài, chúng ta sẽ không thấy được nhiều sự khác biệt giữa nhiều các công viên phần mềm so với những địa điểm làm việc khác ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều cây cối, thảm cỏ xanh và lực lượng lao động trẻ trong những bộ quần áo bình thường mang đến cảm giác thoải mái.

Nhưng bên trong Công Viên Phần Mềm Quang Trung – đây là một Công Viên Phần Mềm nổi tiếng ở Việt Nam, thì hoàn toàn khác biệt.

Các kỹ sư CNTT, hầu hết đang ở độ tuổi 20, hoàn toàn không quan tâm đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Họ dán mắt và đôi mắt kính dày vào màn hình máy tính trong khi những ngón tay đang lướt nhanh trên bàn phím. Các kỹ sư nữ – điều ngạc nhiên là ở đây có rất nhiều – đang kiểm thử các chương trình được phát triển bởi những đồng nghiệp nam. Không trò chuyện. Và cũng không sử dụng điện thoại.

Công ty DIGI-TEXX Việt Nam đang thuê một tòa nhà hiện đại trong công viên phần mềm, thì đặc biệt rất chú trọng đến kỷ luật trong quá trình làm việc.

Những khách viếng thăm được yêu cầu phải để điện thoại cá nhân, máy chụp hình và túi ở quầy tiếp tân. Phòng kế tiếp có một màn hình lớn hiển thị tất cả các hoạt động đang diễn ra ở những phòng khác và các lối đi được quay lại bởi các máy quay an ninh.

“Tất cả các nhân viên của chúng tôi cũng phải bỏ điện thoại ở đây,” bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của DIGI-TEXX cho biết. “Bởi vì chúng tôi phát triển các sản phẩm cho những khách hàng đòi hỏi sự bảo mật, bao gồm lĩnh vực ngân hàng và chăm sóc sức khỏe.”

Hiện tại công ty có hơn 700 nhân viên làm việc suốt 24 giờ mỗi ngày.

“Chúng tôi có ba ca làm việc. Các nhân viên làm việc theo ca cố định để mà các sinh viên CNTT đến từ các trường cao đẳng có thể tham gia ca làm việc thứ ba từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng sau giờ học chính ở trường,” bà Thảo cho biết.

Việc tuyển dụng các sinh viên khi họ chưa tốt nghiệp là một thực tế phổ biến hiện nay trong ngành CNTT còn khá non trẻ ở Việt Nam. Sự phát triển nhanh đã đặt ra áp lực về đội ngũ nhân tài giỏi trong nước và các nhà tuyển dụng.

Mười lăm năm về trước, nước ta có rất ít các công ty CNTT. Nhưng hiện tại có khoảng 14.000 doanh nghiệp chuyên về phần cứng, phần mềm và nội dung số.

Nhưng chỉ có 40.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm, nhiều công ty thấy áp lực trong vấn đề tuyển dụng đủ số lượng nhân viên, đặc biệt là những người có kỹ năng tay nghề cao. Và hiện tại, việc tuyển dụng đang gặp phải khủng hoảng.

Mức giá nhân công rẻ, nhưng….

Ông Nguyễn Công Ái – Phó chủ tịch vủa KPMG cho rằng, mặc dù Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn về gia công CNTT thay cho Trung Quốc hay Ấn Độ, do có giá nhân công mang tính cạnh tranh, nhưng nhiều công ty vẫn đang rất vất vả trong việc tìm kiếm các kỹ sư CNTT có tay nghề cao.

Theo cuộc khảo sát 80 công ty CNTT đang hoạt động tại công viên phần mềm Quang Trung của công ty KPMG trước thềm hội nghị VNITO 2015 cho thấy, có 80% công ty được hỏi cho biết thật khó khăn khi tìm kiếm các nhân tài.

Các kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ vẫn là một rào cản lớn khi có tới 87% công ty được hỏi cho biết họ đánh giá trình độ ngoại ngữ các kỹ sư CNTT ở mức trung bình hoặc thấp hơn.

Bà Nguyễn Phương Mai – giám đốc khu vực của Navigos Group cũng đồng ý với điều này.

“Đối với các nhà đầu tư mới đang chuẩn bị đến Việt Nam và đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này, và cũng như các công ty hiện nay, thì chúng ta cần phải quan tâm đến một số thách thức trong việc tìm kiếm các nhân tài ở đây,” bà Mai phát biểu tại hội nghị VNITO 2015.

Bà cho biết nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuẩn bị tiến vào Việt Nam, đang có nhu cầu rất lớn về các kỹ sư có tay nghề cao.

Cơ sở dữ liệu của Navigos cho thấy nhu cầu dành cho các lập trình viên phần mềm có tay nghề cho đến thời điểm hiện tại đă tăng lên 34%, so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Mai cho biết các tin đăng tuyển việc làm đến từ các công ty nước ngoài đang muốn thiết lập trung tâm dữ liệu hoặc đầu tư vào phát triển game và phần mềm di động. Bà cũng nói thêm rằng nhiều công ty trong nước cũng đang nhận nhiều hợp đồng từ các khách hàng khắp nơi trên thế giới và do đó họ sẽ có nhu cầu cao về tuyển dụng nhân viên.

“Nhu cầu nhân tài đang tăng cao, nhưng cung không đủ cầu,” bà Mai nói.

Nhưng hiện nay các nhân tài Việt Nam đang học tập và làm việc ở nước ngoài đang có xu hướng quay trở lại quê nhà.  Điều này có thể giúp “lấp đầy khoảng cách”

Và bên cạnh đó cũng có một số công ty trong nước đang thuê các chuyên gia nước ngoài về Việt Nam để đào tạo các nhân viên trong công ty chẳng hạn như công ty Luxoft với vốn đầu tư từ Nga, trong công ty luôn có một đội ngũ các kỹ sư đến từ châu Âu làm việc cùng với các đồng nghiệp Việt Nam.

“Chúng tôi thường xuyên gửi các kỹ sư Việt Nam ra nước ngoài để tham dự các khóa học đào tạo hay mang các kỹ sư nước ngoài về Việt Nam để đào tạo các nhân viên trong nước,” đại diện một công ty cho biết. “Tuy sẽ tốn nhiều chi phí nhưng điều này là cần thiết.”

Các ý kiến trung lập

Ông Phạm Bình Nguyên – Giám đốc công nghệ của hãng Gianty – nhà cung cấp các dịch vụ đám mây của Nhật Bản cho biết mặc dù các kỹ sư Việt Nam không giỏi như các kỹ sư ở Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng họ giỏi hơn những kỹ sư ở các quốc gia khác.

“Chúng tôi chọn lựa Việt Nam là do Trung Quốc và Ấn Độ có chi phí lao động cao trong khi các quốc gia khác không có lực lượng lao động có chuyên môn cao như Việt Nam,” ông Nguyên nói. Năm nay, mức lương gộp hàng tháng ở Việt Nam là $569 đôla Mỹ dành cho các vị trí lập trình viên và $2.049 đôla Mỹ dành cho các vị trí quản lý CNTT , hay chỉ khoảng 25-35% so với các con số ở Trung Quốc, theo hãng Adecco – nhà cung cấp các dịch vụ nguồn lực ở Thụy Sỹ.

Ông Nguyễn Hữu Lê, được xem là một trong những người tiên phong trong ngành CNTT ở Việt Nam cho biết, không có lực lượng lao động với kỹ năng tay nghề cao, thì toàn bộ ngành sẽ không thể hoàn thành lời cam kết đã đề ra.

Ông Lê – Chủ tịch của TMA Solutions, một trong 10 công ty gia công phần mềm tốt nhất Việt Nam tính theo lợi nhuận cho biết, các sinh viên CNTT ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp có nhược điểm về giao tiếp ngoại ngữ, bao gồm tiếng Anh và tiếng Nhật, và thiếu sự quyết đoán.

“Điều này là do hệ thống giáo dục ở Việt Nam đã không chú trọng nhiều đến điều đó,” ông Lê nói. Ông quay lại Việt Nam vào năm 2000 để “tận dụng nguồn lực con người ở Việt Nam nhằm mang đến các dịch vụ phần mềm chất lượng cho các thị trường nước ngoài.”

Bình thường, các sinh viên Việt Nam chỉ cần đến lớp học, thi cử và nhận bằng tốt nghiệp. Kết quả là, khoảng cách về tay nghề giữa các sinh viên mới tốt nghiệp, ngay cả đến từ các trường đại học hàng đầu, và những gì mà các công ty cần cho công việc thì vẫn còn rất lớn.

Ông Lê cho rằng tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy thực trạng này, nhưng thiếu các biện pháp hiệu quả.

“Đã có nhiều cuộc thảo luận trong những năm qua về vấn đề thiếu nguồn lực có chất lượng cao ở Việt Nam. Và chúng tôi không thể đợi thêm nữa.”

Để làm thu hẹp khoảng cách, thì công ty TMA Solutions đã đầu tư nguồn vốn cho công tác đào tạo.

Nhưng ngay cả khi công ty TMA huấn luyện 500-600 sinh viên mỗi năm tại trung tâm đào tạo của riêng mình và thông qua các chương trình hợp tác với các trường đào tạo, thì công ty cũng chỉ có thể tuyển dụng 40% các sinh viên này và phải tìm nguồn lực lao động từ những nơi khác.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://www.thanhniennews.com/