Vì sao ở Việt Nam con giáp thứ 4 lại là mèo chứ không phải thỏ như tất cả các nước châu Á đón Tết Âm lịch còn lại?

Tram Ho

Tết Nguyên Đán là thời điểm để tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới đối với một phần tư dân số thế giới từ các quốc gia khác nhau, nền văn hóa khác nhau. Hiện nay, các quốc gia châu Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ,… coi Tết Nguyên Đán là dịp Tết lớn để thực hiện hàng loạt hoạt động, nghi thức chào đón năm mới.

Tết Nguyên Đán đón năm mới theo Âm lịch, tức lịch mặt trăng. Tập tục này có thể bắt nguồn từ thời Vua Nghiêu tại Trung Quốc, tầm năm 2255 trước Công nguyên, sau đó lan truyền ra các nước châu Á khác. Mặc dù các nền văn hóa khác nhau có cùng một ngày đầu năm mới, nhưng mỗi quốc gia lại đánh dấu dịp này rất khác nhau với các tập tục truyền thống đặc biệt.

Vì sao mèo lại thay thế thỏ trong danh sách 12 con giáp ở Việt Nam?

Theo mười hai con giáp trong văn hóa Việt Nam, năm 2023 là năm Quý Mão, tức năm con mèo chứ không phải năm con thỏ như tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,… Việt Nam là nước duy nhất dùng con mèo làm con vật đại diện cho con giáp thứ 4, thay vì con thỏ. Vậy tại sao lại có sự khác biệt này?

Truyền thuyết cổ xưa kể rằng tất cả các loài động vật được mời tham gia một cuộc đua qua sông để xác định thứ tự của các con giáp. Con chuột đã lừa được mèo trong cuộc thi này nên mèo không thể về đích.

Vì sao ở Việt Nam con giáp thứ 4 lại là mèo chứ không phải thỏ như tất cả các nước châu Á đón Tết Âm lịch còn lại? - Ảnh 1.

Chỉ có Việt Nam dùng con mèo làm con vật đại diện con thứ 4 trong 12 con giáp

Tuy nhiên, truyền thuyết Việt Nam có một chút khác biệt. Dù bị lừa nhưng mèo vẫn tìm được đường qua sông, thay thỏ xuất hiện trong 12 con giáp.

Tuy nhiên, lý do thực sự vì sao Việt Nam lại chọn mèo chứ không chọn thỏ là không thể kiểm chứng. Có một giả thuyết cho rằng khi các con giáp của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam đã gây ra một số nhầm lẫn do cách phát âm từ “thỏ” trong tiếng Việt khi ấy gần giống với từ “mèo”, khiến con mèo trở thành một trong 12 con giáp.

Một giả thuyết khác lại giải thích rằng ở Việt Nam, nơi có khí hậu nóng, chuột là một loại dịch hại nghiêm trọng gây phiền hà cho nông dân. Vì mèo là kẻ thù “khoongn đội trời chung” của chuột nên nông dân Việt Nam tin rằng mèo có thể mang lại mùa màng bội thu và mưa thuận gió hòa. Thế nên người xưa đã thay thế con thỏ bằng con mèo để thể hiện mong muốn này.

Vì sao ở Việt Nam con giáp thứ 4 lại là mèo chứ không phải thỏ như tất cả các nước châu Á đón Tết Âm lịch còn lại? - Ảnh 2.

Phần còn lại của thế giới đang chào đón năm con thỏ

Sự tích ra đời của 12 con giáp

Vì đã xuất hiện quá lâu nên người hiện đại không thể biết chính xác lý do vì sao 12 con giáp lại ra đời, đại diện cho các năm âm lịch một cách liên tục.

Truyền thuyết 12 con giáp đến nay vẫn được lưu truyền rộng rãi tại nhiều nước châu Á đều có nội dung kể lại rằng Ngọc Hoàng là người đã đặt tên cho tất cả các con vật trên thế gian này. Ngài muốn lựa chọn những loài vật xứng đáng nhất để gọi tên chúng cho các năm, mỗi một năm sẽ có một con vật ngự trị để thay Ngọc Hoàng cai quản hạ giới.

Vì sao ở Việt Nam con giáp thứ 4 lại là mèo chứ không phải thỏ như tất cả các nước châu Á đón Tết Âm lịch còn lại? - Ảnh 3.

12 con giáp là nét văn hóa đặc sắc và quan trọng được lưu giữ qua hàng ngàn năm

Để có thể chọn 12 loài vật trong hàng ngàn loài, Ngọc Hoàng đã tổ chức cuộc thi. Chỉ cần đến được thiên đình trước, con vật đó sẽ được chọn trước. Chú chuột nhỏ bé lại là người chiến thắng cuộc đua của muôn loài này. Loài thỏ tuy nổi tiếng nhanh nhẹn cũng chỉ cán đích ở vị trí thứ 4 do gặp khó khăn khi băng qua sông trên đường đi. Dù lý do sinh ra 12 con giáp là gì thì nó cũng đã trở thành một nét văn hóa quan trọng của nhiều quốc gia trên châu Á, được gìn giữ và phát triển rực rỡ cho đến ngày nay.

Nguồn: sbs.com.au

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk