Vén màn bí mật: Hóa ra Apple không sa thải nhân viên là vì…

Tram Ho

Một năm trở lại đây, các công ty công nghệ đã gây ra làn sóng sa thải làm chấn động thế giới. Vào thứ tư, ngày 18 tháng 1, Microsoft tuyên bố sẽ sa thải 10.000 nhân viên, giảm 5% lực lượng lao động và bắt đầu đợt “thanh lọc” 18.000 việc làm.

“Đồng hành” cùng Microsoft là Amazon, Alphabet và Meta – những công ty lớn đã sa thải nhân viên trong những tháng gần đây. Bên cạnh đó, tỷ phú Elon Musk cũng thực hiện nhiều đợt sa thải hàng loạt đối với nhân sự của Twitter.

Trước đây, tính đến tháng 10 năm 2022, Twitter có 7.500 nhân viên toàn thời gian nhưng nay đã giảm còn khoảng 3.700 người sau đợt sa thải hàng loạt từ ngày 4 tháng 11 năm ngoái. Chưa hết, theo thông tin mới nhất, mạng xã hội này sẽ có đợt sa thải tiếp theo trong năm 2023.

Vén màn bí mật: Hóa ra Apple không sa thải nhân viên là vì… - Ảnh 1.

Mặc dù mỗi công ty có tình hình kinh doanh khác nhau, nhưng khi giải thích về lý do sa thải, họ đều cho rằng nguyên nhân chính đến từ các vấn đề kinh tế vĩ mô và khả năng kinh tế sẽ suy thoái trong tương lai.

Nhưng một nguyên nhân luôn bị “phớt lờ” là tốc độ tuyển dụng của các công ty công nghệ tăng quá nhanh trong hai năm qua, dẫn đến tình trạng sa thải ồ ạt.

Vào năm 2020, do đại dịch Covid, người dân phải cách ly tại nhà. Điều này khiến các ứng dụng internet trở thành “thứ không thể thiếu” đối với mọi người, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhiều công ty công nghệ.

Khi doanh số bán hàng và lợi nhuận tiếp tục tăng vào năm 2021, nhiều Big Tech tiếp tục bổ sung một số lượng lớn nhân viên với hy vọng rằng họ sẽ mở rộng quy mô và thành công hơn. Điều gì đến cũng phải đến, ước mơ hóa ra cũng chỉ là ước mơ. Kể từ khi thế giới gỡ phong tỏa, người dân quay về guồng quay công việc, mức độ tăng trưởng của các ứng dụng internet đã chậm lại khiến nhiều công ty phải điều chỉnh lại chính sách của mình.

Và Apple là một ngoại lệ: công ty này đã không tuyển dụng thêm quá nhiều nhân sự trong 2 năm qua nên cũng không thông báo sa thải.

Vén màn bí mật: Hóa ra Apple không sa thải nhân viên là vì… - Ảnh 2.

Mức độ tăng trưởng hàng năm về số lượng nhân viên tại Alphabet

Vén màn bí mật: Hóa ra Apple không sa thải nhân viên là vì… - Ảnh 3.

Mức độ tăng trưởng hàng năm về số lượng nhân viên tại Amazon, Apple, Meta và Microsoft

Các công ty công nghệ phát triển nhanh trong thời kỳ đại dịch

Vén màn bí mật: Hóa ra Apple không sa thải nhân viên là vì… - Ảnh 4.

Vào cuối tháng 6 năm 2022, Microsoft có tổng 221.000 nhân viên toàn thời gian, tăng 40.000 nhân viên (22%) so với cùng kỳ năm 2021. Còn năm trước đó, Microsoft đã tuyển dụng thêm 18.000 nhân viên, tăng 11% .

Amazon có mô hình phức tạp hơn Microsoft vì công ty này có lực lượng lao động khổng lồ làm việc trong các kho hàng cũng như các nhân viên văn phòng khác. Và Amazon đã tăng trưởng mạnh mẽ. Vào năm 2020, công ty đã tuyển dụng thêm 500.000 nhân viên (tăng 38%) và thêm 310.000 người vào năm 2021.

Tổng quan, Amazon báo cáo có 1,6 triệu nhân viên tính đến cuối tháng 12 năm 2021, trong đó khoảng 300.000 người làm việc hành chính tại văn phòng công ty. Một giám đốc điều hành của Amazon nói rằng, việc tạo “ồ ạt” việc làm trong thời kỳ đại dịch đã dẫn đến việc sa thải diện rộng như hiện nay.

Vén màn bí mật: Hóa ra Apple không sa thải nhân viên là vì… - Ảnh 5.

“Trong thời kỳ Covid, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời đảm bảo an toàn cho nhân viên. Tôi vô cùng tự hào về những nhân sự này trong giai đoạn dịch bệnh,” Doug Herrington, giám đốc bán lẻ của Amazon từng nói.

Meta (trước đây là Facebook) đã tăng hàng nghìn nhân viên mỗi năm kể từ khi lên sàn vào năm 2012, theo hồ sơ của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

Vén màn bí mật: Hóa ra Apple không sa thải nhân viên là vì… - Ảnh 6.

Vào năm 2020, Meta đã bổ sung hơn 13.000 nhân viên, tăng 30% và là năm tuyển dụng lớn nhất trong lịch sử của công ty này. Vào năm 2021, công ty cũng đã bổ sung thêm 13.000 công nhân nữa. Tính theo tổng số nhân viên, đây là hai năm mở rộng quy mô lớn nhất trong lịch sử của Facebook.

Alphabet, trước đây là Google, đã không cắt giảm quá nhiều nhân viên như các công ty vốn hóa lớn khác. Vào năm 2021, công ty đã bổ sung hơn 21.000 nhân viên, tương đương mức tăng 15%. Vào năm 2020, Google cũng bổ sung hơn 16.000 nhân viên, tương đương mức tăng gần 14%.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó có trước đại dịch vì Alphabet đã tăng số lượng nhân viên ít nhất 10% mỗi năm kể từ năm 2013 và cũng bổ sung hơn 20% nhân viên mới vào năm 2018 và 2019.

Nhưng trong những tuần gần đây, công ty này đã cắt giảm 240 vị trí tại Verily, công ty con chuyên nghiên cứu về công nghệ sinh học và y học cũng như sa thải 40 nhân sự tại Intrinsic, bộ phận chế tạo người máy. Việc Alphabet cắt giảm ít người hơn so với một số công ty khác cũng đồng nghĩa tốc độ tăng trưởng của nó cũng kém hơn.

Vén màn bí mật: Hóa ra Apple không sa thải nhân viên là vì… - Ảnh 7.

Chiến lược của Apple

Trên thực tế, việc tuyển dụng của Apple trong vài năm qua đã diễn ra theo cùng một xu hướng chung kể từ năm 2016.

Tính đến tháng 9 năm 2022, Apple có 164.000 nhân viên, bao gồm cả nhân viên công ty cũng như nhân viên bán lẻ cho các cửa hàng của hãng. Nhưng đó chỉ là mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021, tương đương với mức tăng 10.000 nhân viên. Apple cũng đã tuyển dụng một cách thận trọng vào năm 2020, bổ sung ít hơn 7.000 nhân viên.

Vén màn bí mật: Hóa ra Apple không sa thải nhân viên là vì… - Ảnh 8.

Và khi làn sóng sa thải bùng nổ trong làng công nghệ, Apple lại có chiến lược “kỳ lạ”. Trong năm 2022, CEO Apple Tim Cook nói rằng, dù quá trình tuyển dụng tại công ty đang chậm lại nhưng Apple “vẫn đang chiêu mô nhân tài” dựa trên cơ sở có kế hoạch và không ở tất cả bộ phận.

“Chúng tôi tin tưởng vào những chiến lược dài hạn. Và chúng tôi không cho rằng việc cắt giảm nhân sự sẽ khiến công ty khởi sắc”, Tim Cook nói.

Tham khảo: CNBC

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk