Ubuntu và mã nguồn mở giúp thành phố của Munich tiết kiệm hàng triệu đồng

Diem Do

Thách thức

 
Munich là một thành phố lớn thứ ba ở Đức, với xấp xỉ 1,5 triệu dân. Cơ quan quản lý địa phương có hơn 33.000 người, với 16.000 người sử dụng máy tính cá nhân như một phần vai trò hàng ngày của họ. Những máy tính đó được đặt tại các địa điểm khác nhau và những người sử dụng của họ có những nhu cầu rộng rãi khác nhau. Năm 2001, đã có 22 đơn vị tổ chức kiểm soát các nguồn lực công nghệ thông tin của chính họ. Những phiên bản phần mềm, sự quản lý  patch, thư mục chia sẻ và những chính sách cho phép người dùng đã thay đổi quacác tổ chức.

 
 Với Windows NT đã gần tới thời hạn cuối và Windows XP phải thay thế theo sau, một cân nhắc lựa chọn là cần thiết cho chu kì thực thi nâng cấp phần mềm quy mô lớn; một sự lựa chọn có thể làm hài lòng vô số các yêu cầu của thành phố:
 

  • Phạm vi rộng lớn của ứng dụng
  • Khả năng tương tác với những platform khác
  • Thường xuyên cập nhật sự hỗ trợ phần cứng
  • Chi phí quản lý gián tiếp thấp
  • Tự do từ các nhà cung cấp lock-in

Các cân nhắc

 
Phần mềm mã nguồn mở không nhất thiết là một sự lựa chọn rõ ràng. Nhiều cơ sở hạ tầng phần mềm của thành phố sử dụng công nghệ Microsoft, từ macros của Microsoft Office được viết bằng Visual Basic, đến những ứng dụng dựa trên hệ điều hành Windows. Không có bất kì sự nghi ngờ nào trong ngắn hạn, sẽ dễ dàng hơn cho Thành phố của Munich để vẫn giữ Microsoft, nhưng sau cuộc nghiên cứu và xem xét kĩ càng cho những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn, quyết định đã được đưa ra để theo đuổi một giải pháp mã nguồn mở. Câu hỏi sau đó trở thành chọn công nghệ cụ thể nào để áp dụng.

 
Bởi vì một phần phức tạp được nêu ra ở trên, nó sớm trở nên rõ ràng rằng điều này sẽ không là một sự chuyển đổi máy tính để bàn đơn giản. Điều này là một cuộc cải tổ toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thành phố.

 
Dự án “LiMux” kế tiếp sẽ trải qua nhiều năm và không gì như nó đã từng được thực hiện trước kia. Không có sự thực hànhtốt nhất (best practice) hay tiền lệ nào trước đó, và giải pháp cần phát triển khi dự án tiếnhành. Với nhiều tiền từ cộng đồng có thể gặp rủi ro, điều quan trọng là lời cam kết của các bên liên quan được bảo đảm và duy trì , đặc biệt khi con mắt của thế giới công nghệ đang theo dõi. Nhìn nhận thấy dự án như một chất xúc tác tìêm năng cho nhiều cuộc chuyển đổi tương tự, Microsoft đã cố gắng vận động hành lang để ngăn dự án. Tại một thời điểm, Giám đốc điều hành Steve Ballmer đã rút ngắn kì nghỉ để bay đến Munich và gặp thị trưởng.

Giải pháp

 
Phiên đầu tiên của dự án đã nhìn thấy Debian được triển khai vào năm 2006. Nhưng có một chu kì cập nhật có thể dự đoán nhiều hơn được yêu cầu, với một chính sách của việc đấu thầu cho các nhà cung cấp phần cứng mới bốn năm một lần, cùng với lời hứa hỗ trợ liên tục cho phạm vi rộng lớn hơn của thiết bị. Vì thế vào năm 2009, thành phố chuyển sang Ubuntu. Với nhu cầu duy trì chính sách trong suốt quá trình, các blog và các bản tin được dùng để cập nhật cho các bên liên quan, trong khi đó giải thích sự thay đổi trong platform đến người dùng và hỗ trợ cho nhân viên.  Những diễn đàn được thiết lập để giúp các bên liên quan nói lên các mối quan tâm của họ và đặt ra các câu hỏi. Các quy trình được thiết lập để quản lý yêu cầu người dùng, phát triển các phiên bản LiMux và kiểm tra chúng trước khi đưa đến người dùng.
 

Kết quả

 
Cuối năm 2012, dự án LiMux đã được được mục tiêu: chuyển đổi 12.000 trạm thành Linux (sự triển khai hiện tại lên đến con số 14.000 máy tính cá nhân ).

 
Các chuyển đổi từ các phần mềm độc quyền sang mã nguồn mở đã tiết kiệm cho thành phố nhiều hơn €10 triệu – một con số thanh toán cho cả hai việc thuê công ty bên ngoài để triển khai giải pháp và hàng giờ công nội bộ thành phố đã và đang đầu tư trong quản lý, đào tạo và kiểm thử. Đến năm 2012, €6.8 triệu  được tiết kiệm trên Microsoft licensing.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : insights.ubuntu.com