Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào

Tram Ho

Xanh dương? Bạn được thoải mái đi tiếp. Cam hoặc Đỏ? Mời bạn quay về cho!

Đó đã và đang là hiện thực đối với hàng trăm triệu người ở Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến chống virus corona mới đi được một nửa chặng đường – và hiện thực đó sẽ còn tiếp tục trong một tương lai có thể thấy trước được, khi mà quốc gia này một lần nữa chiến đấu để hồi phục sau cuộc chiến.

Dựa vào công nghệ di động và dữ liệu lớn, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một hệ thống “mã y tế” phân loại theo màu sắc để kiểm soát đường đi nước bước của mọi người và hạn chế sự lây lan virus corona. Các mã phản ứng nhanh – viết tắt là QR – được tạo ra một cách tự động, và được gán cho các công dân để đóng vai trò như một chỉ báo về tình trạng sức khỏe của họ.

Dù chính quyền vẫn chưa xem mã y tế này là một yêu cầu bắt buộc, tại nhiều thành phố, công dân không có ứng dụng sẽ không thể rời khỏi khu dân cư họ đang sống hoặc bước vào các khu vực công cộng đông người.

Sau ba tháng, khi virus hầu như đã được kiểm soát, và các giải pháp phong tỏa dần được dỡ bỏ trên toàn Trung Quốc, những mã vạch hình vuông nhỏ xíu kia vẫn được duy trì và vẫn kiểm soát cuộc sống mọi người.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 1.

Học theo Trung Quốc, chính phủ nhiều nước cũng sử dụng công nghệ tương tự để đối đầu với virus. Tháng trước, Singapore đã tung ra một ứng dụng smartphone có chức năng dò tìm liên hệ, cho phép chính quyền có thể xác định những người đã từng tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19. Chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc triển khai ứng dụng tương tự. Moscow cũng đã công bố một hệ thống mã QR để theo dõi quá trình di chuyển và buộc mọi công dân phải nghiêm túc chấp hành lệnh phong tỏa.

Công nghệ hiện đóng một vai trò cốt yếu trong quá trình kiểm soát đại dịch” – Xian-Sheng Hua, một chuyên gia AI y tế tại Alibaba cho biết.

Để ngăn sự lây lan của virus, dò tìm liên hệ là một bước cơ bản và đó là lý do tại sao những sáng kiến tương tự đang được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới” – Xian-Sheng nói thên.

Mã QR y tế hoạt động ra sao?

Chính phủ Trung Quốc đã chọn hai gã khổng lồ internet của đất nước – Alibaba và Tencent – để điều hành các hệ thống mã y tế trên các ứng dụng smartphone phổ biến của họ.

Ứng dụng thanh toán di động Alipay của Alibaba và ứng dụng nhắn tin Wechat của Tencent đều rất phổ biến tại Trung Quốc, với số lượng người dùng của mỗi ứng dụng lên đến hàng trăm ngàn người. Việc đưa các mã y tế vào chúng sẽ giúp rất nhiều người dễ dàng tiếp cận hơn.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 2.

Hàng Châu, thành phố ven biển ở phía Đông tỉnh Chiết Giang, nới Alibaba đặt trụ sở, là một trong những thành phố đầu tiên sử dụng mã y tế để quyết định công dân nào nên được chuyển đi cách ly. Hệ thông này đã được triển khai vào ngày 11/2 trêm Alipay.

Để có được mã y tế, các công dân phải điền thông tin cá nhân của họ, bao gồm tên, số chứng minh hoặc số hộ chiếu, và số điện thoại, vào trang đăng ký. Sau đó, họ sẽ được yêu cầu phải báo cáo lịch sử di chuyển, và liệu đã từng tiếp xúc với bất kỳ ai đã được xác nhận hoặc nghi nhiễm Covid-19 trong vòng 14 ngày trở lại hay không. Họ còn phải đánh dấu vào các ô ghi triệu chứng đang có: Sốt, mệt mỏi, ho khan, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, hay tiêu chảy.

Sau khi thông tin đã được xác nhận bởi chính quyền, mỗi người dùng sẽ được gán một mã QR màu đỏ, cam, hoặc xanh lá.

Những người dùng với mã đỏ phải cách ly tập trung hoặc tự cách ly trong 14 ngày; người dùng với mã cam sẽ bị cách ly 7 ngày, còn người dùng mã xanh lá có thể tự do đi lại trong thành phố.

Mã y tế còn có thể kiêm vai trò một thiết bị theo dõi hoạt động của người dùng ở nơi công cộng, bởi các công dân phải quét mã QR của họ khi ra vào các khu vực nayc. Khi một ca bệnh đã xác nhận được chẩn đoán, chính quyền sẽ có thể nhanh chóng lần ra nơi bệnh nhân này từng đến và xác định những người từng tiếp xúc với cá nhân đó.

Một người trong đội ngũ phát triển mã y tế của Alipay cho biết hệ thống được phát triển và điều hành bởi các cơ quan chính phủ, và Alipay chỉ cung cấp nền tảng và hỗ trợ kỹ thuật mà thôi.

Bên cạnh Alibaba, Tencent cũng phát triển một hệ thống mã QR tương tự trên Wechat, được giới thiệu lần đầu vào đầu tháng 2 ở thành phố Thâm Quyến, nơi đặt trụ sở Tencent.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 3.

Nó được sử dụng rộng rãi ra sao?

Chỉ trong một tuần sau ra mắt, mã y tế Alipay đã được triển khai ở hơn 100 thành phố trên cả nước.

Vào ngày 15/2, văn phòng chính phủ điện tử thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã chỉ đạo Alipay đẩy nhanh quá trình phát triển mã QR y tế để triển khai trên toàn quốc.

Một mạng skynet nhằm ngăn chặn đại dịch đang được triển khai trên quy mô lớn với tốc độ Trung Quốc” – Xinhua đưa tin như vậy.

Đến cuối tháng 2, đã có hơn 200 thành phố ở Trung Quốc triển khai mã QR y tế, theo Alipay.

Hệ thống mã y tế của Tencent cũng đã mở rộng ra hơn 300 thành phố tính đến tháng trước.

Vào ngày 1/3, Bắc Kinh tung ra phiên bản mã QR ba màu của riêng họ, có thể truy xuất thông qua cả Alipay và Wechat. Bên cạnh phải cung cấp tên và số ID, người dùng còn phải đăng ký với hệ thống nhận dạng khuôn mặt mới lấy được mã.

Mã y tế còn đóng vai trò trung tâm trong quá trình gỡ bỏ những hạn chế trong lĩnh vực gial thông vận tải ở tỉnh Hồ Bắc, nơi khoảng 60 triệu người đã bị hạn chế di chuyển sau lệnh phong tỏa vào cuối tháng 1.

Vào ngày 10/3, tỉnh này đã tung ra mã y tế của riêng mình dành cho các công dân muốn đi lại trong phạm vi tỉnh.

Màu sắc mã được gám cho công dân dựa trên cơ sở dữ liệu kiểm soát dịch bệnh của tỉnh: Những người có kết quả chẩn đoán là đã xác nhận nhiễm, nghi nhiễm, hoặc những ca bệnh không triệu chứng, hoặc những người bị sốt, sẽ nhận mã đỏ; những người tiếp xúc gần với họ sẽ nhận mã vàng; và những người không có thông tin trong cơ sở dữ liệu sẽ nhận mã xanh lá – có nghĩa họ khỏe mạnh và có thể đi lại một cách an toàn.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 4.

Màu sắc của mã QR quyết định sự tự do di chuyển của người dân: Những người mã xanh được phép đi lại tự do trong tỉnh, mã cam không được đi lain, và mã đỏ phải chấp nhận cách ly và chữa trị.

Mọi cư dân và khách rời Hồ Bắc và Vũ Hán cần phải có mã QR xanh lá trong điện thoại của họ.

Những vấn đề bất cập

Giống như mọi sản phẩm công nghệ, các ứng dụng y tế cũng không hoàn hảo – chúng có thể sai sót và gán nhầm mã màu cho người dùng, từ đó đưa nhầm người đi cách ly.

Tai Hàng Châu, thành phố đầu tiên triển khai mã y tế của Alipay, một số công dân đã than phiền trên mạng xã hội rằng họ bị gán mã đỏ vì nhầm lẫn – ví dụ như họ đã đánh dấu vào mục “nghẹt mũi” hay “mệt mỏi” trên trang đăng ký, nhưng đó là triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm thông thường.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 5.

Một vài ngày sau khi triển khai, chính quyền Hàng Châu cho biết đường dây nóng của thị trưởng đã quá tải vì các cuộc gọi từ người dân với những câu hỏi xoay quanh mã y tế của họ, và đã phải lập nên một ứng dụng trực tuyến dành cho những người muốn xem xét lại mã đã gán cho họ.

Trong bối cảnh người Trung Quốc bắt đầu di chuyển trở lạ sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, một vấn đề khác xuất hiện: Không phải mọi thành phố và tỉnh đều nhận ra mã y tế của nhau.

Dù mọi mã QR đều có 3 màu giống nhau và đều được phát triển bởi cùng công ty, chúng lại dựa trên các cơ sở dữ liệu Covid-19 khác nhau do chính quyền các địa phương lập nên.

Bởi các cơ sở dữ liệu này không được chia sẽ giữa chính quyền các địa phương, và bởi các chính quyền khác nhau có thể có các tiêu chuẩn gán màu khác nhau, một số đã tỏ ra ngần ngại trong việc nhận dạng mã y tế của những nơi khác.

Một công dân Hồ Bắc họ Yuan, vừa trở về Quý Châu để làm việc vào cuối tháng 3 sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, cho biết anh đã phải tiếp tục cách ly 14 ngày nữa ở Quý Châu dù rằng đã nhận được mã xanh lá sau 14 ngày cách ly tại Hồ Bắc. Quý Châu không nhận mã y tế của Hồ Bắc!

Để giải quyết vấn đề, chính phủ trung ương đã tung ra “mã ngăn chặn đại dịch” quốc gia. Họ còn tải lên một cơ sở dữ liệu toàn quốc về các ca bệnh Covid-19 đã xác nhận hoặc nghi nhiễm, cùng những mối liên hệ gần của các ca này trên một nền tảng tập trung, với hi vọng rằng chính quyền các địa phương có thể nhận dạng mã y tế của nhau thông qua chia sẻ dữ liệu.

Chúng tôi đã triển khai nhận dạng và chia sẻ dữ liệu cơ bản lẫn nhau” – Mao Qunan, một viên chức thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết.

Trung Quốc đã dùng mã QR để chiến đấu virus corona như thế nào - Ảnh 6.

Ngoài ra còn có vấn đề về quyền riêng tư. Mã y tế được dựa trên dữ liệu chính quyền thu thập từ từng cá nhân, bao gồm thông tin riêng, vị trí, lịch sử hành trình, các liên hệ gần đây, và tình trạng sức khỏe.

Tất cả những gì tôi quan tâm là liệu thông tin cá nhân của chúng tôi có bị rò rỉ không, và liệu bảo mật thông tin của chúng tôi có được bảo đảm không“, một người dùng Weibo tên Han Dongyan nói.

Zhu Wei, một chuyên gia pháp lý tại Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, đã bảo vệ mã y tế trong một bài phỏng vấn với tờ Guangming Daily. Ông nói rằng mã y tế được chuẩn hóa trong luật an ninh mạng Trung Quốc bởi người dùng ý thức được rằng dữ liệu của họ đang được thu thập, và bởi mọi việc đều được chính phủ kiểm soát.

Jason Lau, một chuyên gia về quyền riêng tư và là giáo sư tại Đại học Baptist Hong Kong, nói rằng chính phủ Trung Quốc cần đảm bảo mã y tế đáp ứng được các nguyên tắc truyền thống về quyền riêng tư dữ liệu. Ví dụ, dữ liệu thu thập được nên “phù hợp với mục đích muốn đạt được“.

Ông còn đặt ra câu hỏi liệu các mã này – và mọi thông tin cá nhân thu thập được – nhiều khả năng sẽ vẫn được giữ lại sau khi đại dịch kết thúc.

Làm sao chúng ta xác định được khi nào đại dịch thực sự chấm dứt? Ví dụ nếu chính phủ và các công ty đang thu thập dữ liệu – thì ai là người sẽ công bố đại dịch đã chấm dứt, hãy xóa dữ liệu đi, đừng lưu trữ dữ liệu riêng tư nữa?” – Lau nói.

Liu Yuewen, một chuyên gia dữ liệu lớn đang làm việc với cảnh sát tỉnh Vân Nam, nói trong một buổi họp báo hồi tháng 2 rằng dữ liệu mã y tế sẽ bị xóa khi các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh kết thúc.

Không ai sẽ có thể xem bất kỳ dữ liệu nào mà không được phép của trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh” – ông nói.

Một số thành phố đã bắt đầu xóa bỏ việc dùng mã y tế trong một số mặt trong đời sống của người dân.

Tại Hàng Châu, nơi đầu tiên triển khai mã QR, chính phủ đã công bố hôm 21/3 rằng cư dân không cần trình mã y tế khi đến nơi công cộng như nhà ga, siêu thị, hay khách sạn nữa.

Nhưng ở nhiều nơi khác, như Bắc Kinh và Thượng Hải, các mã vuông nhỏ này vẫn quyết định nơi mọi người có thể và không thể đến trong cuộc sống thường ngày.

Tham khảo: CNN

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk