Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết

Tram Ho

Bên cạnh các điểm nhấn ấn tượng như thiết kế cao cấp, màn hình xuất sắc, bút S Pen “thần thánh” thì có một yếu tố mà không thể không nhắc tới mỗi khi một thế hệ Note ra đời, đó chính là về hiệu năng camera. Năm nay, Galaxy Note20 và đặc biệt là Galaxy Note20 Ultra tiếp tục trở thành một trong những chiếc smartphone có camera tốt nhất ở thời điểm hiện tại.

Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết - Ảnh 1.

Galaxy Note20 Ultra – một trong những chiếc smartphone có camera tốt nhất ở thời điểm hiện tại

Với cụm camera chính siêu khủng có thông số lên tới 108MP trên dòng Ultra, Galaxy Note năm nay thể hiện một cách xuất sắc cả ở khía cạnh chụp ảnh và quay video. Kế thừa dòng Galaxy S20 trước đó, đồng thời tận dụng camera độ phân giải cao, Galaxy Note20-series mang khả năng quay video 8K gần hơn tới mọi người. Thậm chí ở thế hệ Note mới, Samsung còn cải thiện khả năng quay video 8K của máy và thêm vào những tính năng vô cùng hữu ích giúp người dùng làm chủ được camera của máy.

Quay video 8K trên Galaxy Note20 có gì đặc biệt?

Nhắc qua một chút về thông số camera của Galaxy Note20. Cả phiên bản tiêu chuẩn và phiên bản Ultra đều được trang bị 3 camera chính ở mặt lưng nhưng có độ phân giải khác nhau. Ngoài ra, bản Ultra còn được tích hợp thêm một cảm biến lấy nét laser.

Galaxy Note20:

12MP, f/1.8: Góc rộng, tiêu cự quy đổi 26mm, OIS

64MP, f/2.0: Tele 3x, tiêu cự quy đổi 72mm, OIS

12MP, f/2.2: Góc siêu rộng, góc nhìn 120˚, tiêu cự quy đổi 13mm

Galaxy Note20 Ultra:

108MP, f/1.8: Góc rộng, tiêu cự quy đổi 26mm, OIS

12MP, f/3.0: Tele 5x, tiêu cự quy đổi 120mm, OIS, zoom 50x

12MP, f/2.2: Góc siêu rộng, góc nhìn 120˚, tiêu cự quy đổi 13mm

Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết - Ảnh 3.

Trước hết, phải khẳng định là chế độ quay video 8K trên Galaxy Note20 cho chất lượng video cực kỳ sắc nét về độ chi tiết. Ở chế độ này, Galaxy Note20 sẽ tận dụng camera độ phân giải cao 64MP trên bản tiêu chuẩn và 108MP trên bản Ultra để thu về được nhiều chi tiết nhất.

Để chuyển qua chế độ quay video 8K, chỉ cần vào thiết lập camera chọn độ phân giải/kích thước cho video phía sau là 16:9 (8K) như hình. Galaxy Note20 có thể quay được video 8K ở tối đa 24 khung hình.

Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết - Ảnh 4.

Thiết lập chỉnh kích thước video phía sau trên Galaxy Note20 Ultra

Vậy là đã thiết lập xong, giờ đây, bạn chỉ cần một chút sáng tạo và biết một chút về các góc quay là có thể tạo ra được những đoạn video 8K siêu đẹp rồi. Chưa kể ở Note20, Samsung còn thêm vào tính năng quay video ở tỉ lệ 21:9 chuẩn điện ảnh, giúp người dùng có thể quay được những thước phim truyền đạt cảm xúc cực nghệ.

Với độ phân giải 8K, chi tiết của từng khung hình đều rất sắc nét. Bạn hoàn toàn có thể cắt từng khung hình của video ra để biến nó trở thành một bức ảnh có độ phân giải 33MP mà không làm giảm chất lượng.

Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết - Ảnh 5.
Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết - Ảnh 6.

Soi chi tiết của từng khung hình trong video 8K (ảnh cắt từ video)

Sau khi quay được đoạn video 8K ưng ý, Galaxy Note20 cho phép người dùng xem lại và chỉnh sửa video 8K trực tiếp trên smartphone. Bạn có thể thêm vào một số biểu tượng cảm xúc hoặc chữ viết trực tiếp vào video, thậm chí Samsung cũng cung cấp nhiều bộ lọc màu để bạn biến đoạn video 8K của mình trở nên nghệ thuật hơn, đẹp mắt hơn.

Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết - Ảnh 7.

Xem và chỉnh sửa video 8K trực tiếp trên Galaxy Note20

Quay video chuyển động chậm

Chế độ quay chuyển động chậm và chuyển động siêu chậm cũng là một điểm nhấn đáng chú ý khi nhắc tới camera trên Galaxy Note20. Máy có hai chế độ quay chậm, trong đó với chế độ thông thường, máy có thể quay ra video ở 120 khung hình rồi làm chậm lại 5 lần so thực tế. Còn ở chế độ chuyển động siêu chậm, video quay ra sẽ có tốc độ khung hình lên tới 960, tức là chậm hơn 40 lần so với thực tế.

Galaxy Note20 Ultra – Slow Motion – 960fps và 120fps

Tất nhiên ở chế độ quay chuyển động chậm, người dùng sẽ phải hi sinh một chút về chất lượng video (Full HD ở 120fps và HD ở 960fps), tuy nhiên, đoạn video cho ra sẽ cực kỳ đã mắt, đặc biệt là khi bạn quay các cảnh quay tốc độ cao như nước bắn tung tóe, hiệu ứng chuyển động chậm sẽ biến đoạn video trở nên rất đẹp.

Khả năng kiểm soát tốc độ thu phóng ổn định

Trên Galaxy Note năm nay, Samsung có tích hợp một chế độ quay video chuyên nghiệp mới. Ở chế độ này, người dùng sẽ có thể làm chủ được gần như toàn bộ thông số, từ tốc độ màn trập, ISO, tùy chỉnh EV, cân bằng trắng, kiểm soát tốc độ thu phóng,…

Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết - Ảnh 9.

Tính năng kiểm soát thu phóng trên Galaxy Note20

Trong đó với tính năng kiểm soát tốc độ thu phóng, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng tính năng này để tạo ra một vài hiệu ứng đặc biệt như Dolly Zoom chẳng hạn, trông sẽ khá lạ mắt đấy!

Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết - Ảnh 10.

Hiệu ứng Dolly Zoom

Tất nhiên, hãy nhớ dùng một chiếc tripod, slider hoặc một chiếc gimbal để có hiệu quả Dolly Zoom ấn tượng nhất nhé!

Camera – Dẫn đầu xu hướng

Không phải tự dưng mà Samsung lại trang bị chế độ quay video 8K bên cạnh những chế độ sẵn có như quay 4K hay quay siêu chậm lên những chiếc smartphone cao cấp của mình. Dòng Galaxy flagship từ lâu đã được biết tới là dòng sản phẩm luôn mang tới một trải nghiệm tốt nhất và là dòng sản phẩm đón đầu xu hướng công nghệ. Với sự phát triển vượt bậc của thời kỳ 4.0, nhu cầu người dùng ngày càng cao và ngày càng trở nên đa dạng hơn.

Trải nghiệm quay video 8K trên Galaxy Note20: Xuất sắc đến từng chi tiết - Ảnh 11.

Chính vì vậy, việc trang bị khả năng quay video 8K trên Galaxy Note20 vừa là để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người dùng, vừa là để đi đầu xu hướng công nghệ, khẳng định vị thế của Samsung từ trước tới nay trên thị trường smartphone.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk