Tội phạm mạng khai thác phần mềm lậu ở Châu Á Thái Bình Dương

Ngoc Huynh

Ông Keshav Dhakad, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Tội phạm mạng, Microsoft châu Á

Trường Đại học Quốc gia Singapore vừa công bố kết quả nghiên cứu “Hiểm họa mạng từ phần mềm không chính hãng”, chỉ ra rằng tội phạm mạng đang tấn công máy tính bằng cách nhúng mã độc trong các phần mềm giả mạo và các kênh trực tuyến cung cấp những phần mềm này. Nghiên cứu được bảo trợ bởi Microsoft.

Mục đích của nghiên cứu nhằm định lượng mối liên hệ giữa vi phạm bản quyền phần mềm và lây nhiễm phần mềm độc hại tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã phát hiện ra rằng có 100% các trang web lưu trữ các liên kết tải về vi phạm bản quyền khiến người dùng gặp nhiều rủi ro bảo mật, bao gồm các quảng cáo chứa chương trình độc hại.

Trong số các phát hiện khác, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng có 92% máy tính mới được cài đặt bằng phần mềm không phải là chính hãng đã bị nhiễm phần mềm độc hại nguy hiểm.

“Những kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra sự thật là những nguồn không độc hại và không kiểm soát phần mềm giả mạo, đặc biệt trên internet, đang gây ra nạn lây lan mã độc tràn lan. Và từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi muốn giúp người dùng nhận chân rằng các hiểm họa dù của cá nhân hay của doanh nghiệp sẽ tiêu tốn tài chính luôn luôn cao hơn so với việc họ tiết kiệm được khi đầu tư vào phần mềm giả mạo thay vì mua phần mềm chính hãng” – Phó Giáo sư Biplab Sikdar – Khoa Kỹ thuật Điện và Máy tính, Đại học Quốc gia Singapore – chia sẻ.

Phần mềm vi phạm bản quyền được xem là một vấn nạn toàn cầu và cứ ba trong năm máy tính cá nhân ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã được tìm thấy sử dụng phần mềm không chính hãng vào năm 2016. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm lậu sẽ làm cho người dùng gặp nhiều mối đe doạ trực tuyến.

Nghiên cứu mới phân tích trên 90 máy tính và máy tính xách tay mới cùng hơn 165 đĩa CD/DVD có phần mềm giả mạo. Mẫu vật được nhặt ngẫu nhiên từ các cửa hàng bán phần mềm lậu khắp các quốc gia châu Á bao gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka, Bangladesh, Hàn quốc và Philippines.

Các nhà nghiên cứu cũng kiểm soát 203 bản copy phần mềm giả mạo tải về từ internet. Điều này phù hợp với xu hướng phần mềm đang được tải về ngày càng nhiều từ các kênh online. Mỗi mẫu vật kể trên được điều tra kỹ lưỡng về việc có kèm mã độc hay không thông qua 7 bộ phần mềm chống virus phổ cập là AVG AntiVirus, BitDefender Total Security, IKARUS anti.virus, Kaspersky Anti-Virus, McAfee Total Protection, Norton Security Standard và Windows Defender.

Phần mềm vi phạm bản quyền vẫn là một nguồn thu nhập sinh lợi cho nhiều tội phạm mạng và các nhà cung cấp vô đạo đức. Thị trường thương mại Châu Á Thái Bình Dương của phần mềm giả mạo đã đạt mức cao 19 tỷ USD vào năm 2016.

Việc phòng vệ hiệu quả nhất chống lại mã độc từ phần mềm lậu là sử dụng các sản phẩm phần mềm chính hãng. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ có thể tự bảo vệ mình khỏi bị ăn cắp, phần mềm giả mạo và phần mềm độc hại bằng cách mua máy tính và máy tính xách tay từ các nhà cung cấp có uy tín.

Ngoài ra, các doanh nghiệp và các tổ chức chính phủ cần đảm bảo rằng phần mềm và hệ điều hành của họ được cập nhật thường xuyên và tất cả các bản vá lỗi bảo mật được áp dụng ngay khi phát hành. – VNS

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://bizhub.vn