Tìm hiểu về Test Plan

Tram Ho

1. Nội dung Test Planning

Test Plan phác thảo các hoạt động kiểm tra cho các dự án phát triển và dự án bảo trì. Test Plan bị ảnh hưởng bởi chính sách và chiến lược thử nghiệm của tổ chức, vòng đời phát triển dự án và phương pháp đang được sử dụng, phạm vi thử nghiệm, mục tiêu, rủi ro, ràng buộc, khả năng kiểm tra và nguồn tài nguyên của dự án.

Lập Test Plan là một hoạt động liên tục và được thực hiện trong suốt thời gian phát triển sản phẩm. Trong khi phát triển sẽ phát sinh rủi ro do đó Test Plan có thể được điều chỉnh. Các hoạt động lập Test Plan có thể bao gồm những hoạt động sau đây:

  • Xác định phạm vi, mục tiêu và rủi ro của kiểm thử
  • Xác định cách tiếp cận tổng thể của thử nghiệm
  • Tích hợp và kết hợp các hoạt động kiểm tra vào các hoạt động trong vòng đời phát triển phần mềm
  • Đưa ra quyết định về những gì cần kiểm tra, con người và các tài nguyên khác cần thiết để thực hiện các hoạt động kiểm tra
  • Lập thời gian cho hoạt động phân tích, thiết kế, thực hiện và đánh giá các hoạt động vào các ngày cụ thể
  • Theo dõi và kiểm soát hoạt động kiểm tra
  • Lập ngân sách cho các hoạt động kiểm tra
  • Xác định mức độ chi tiết và cấu trúc của tài liệu kiểm thử

Nội dung của Test Plan là khác nhau và có thể mở rộng ra ngoài các hoạt động được xác định ở trên. Test Plan mẫu có thể được tìm thấy trong tiêu chuẩn ISO (ISO / IEC / IEEE 29119-3).

2. Tìm hiểu các phương pháp Test Strategy

Test Strategy cung cấp một mô tả tổng quát về quá trình thử nghiệm, thường là ở cấp độ sản phẩm hoặc tổ chức. Các loại chiến lược kiểm tra phổ biến bao gồm:

  • Analytical: Loại chiến lược thử nghiệm này dựa trên phân tích một số yếu tố (ví dụ: yêu cầu hoặc rủi ro). Thử nghiệm dựa trên rủi ro là một ví dụ về chiến lược này, trong đó các thử nghiệm được thiết kế và ưu tiên dựa trên mức độ rủi ro.
  • Model-Based: Trong loại chiến lược thử nghiệm này, các thử nghiệm được thiết kế dựa trên một số mô hình về một số khía cạnh bắt buộc của sản phẩm, chẳng hạn như chức năng, quy trình kinh doanh, cấu trúc bên trong hoặc đặc tính phi chức năng (ví dụ: độ tin cậy).
  • Methodical: Loại chiến lược thử nghiệm này dựa trên việc sử dụng một số bộ thử nghiệm hoặc điều kiện thử nghiệm được xác định trước, chẳng hạn như phân loại các loại lỗi phổ biến hoặc danh sách các đặc điểm quan trọng của chất lượng hoặc tiêu chuẩn về cảm nhận của người dùng.
  • Process-compliant (hoặc standard-compliant): Loại chiến lược thử nghiệm này bao gồm phân tích, thiết kế và thực hiện các thử nghiệm dựa trên các quy tắc và tiêu chuẩn bên ngoài, chẳng hạn như các quy định theo tiêu chuẩn cụ thể của ngành, quy trình hoặc tiêu chuẩn được áp đặt bởi tổ chức.
  • Directed (hoặc consultative): Loại chiến lược thử nghiệm này được điều khiển chủ yếu bởi lời khuyên, hướng dẫn của các bên liên quan, chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh hoặc chuyên gia công nghệ, những người có thể ở ngoài nhóm thử nghiệm hoặc bên ngoài tổ chức.
  • Regression-averse: Loại chiến lược thử nghiệm này mong muốn tránh việc kiểm thử hồi quy. Chiến lược kiểm tra này bao gồm việc tái sử dụng các phần mềm hiện có, tự động hóa các bài kiểm tra hồi quy và các bộ kiểm tra tiêu chuẩn.
  • Reactive: Trong loại chiến lược thử nghiệm này, thử nghiệm có tác dụng đối với thành phần hoặc hệ thống đang được thử nghiệm và các sự kiện xảy ra trong quá trình thực hiện thử nghiệm, thay vì được lên kế hoạch trước (như các chiến lược trước đó). Các thử nghiệm được thiết kế và thực hiện, có thể được thực hiện ngay lập tức để đáp ứng với kiến thức thu được từ các kết quả thử nghiệm trước đó. Thử nghiệm thăm dò là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong chiến lược này.

3. Tìm hiểu Entry Criteria và Exit Criteria (cách gọi khác Definition of Ready và Definition of Done)

Để kiểm soát hiệu quả chất lượng của phần mềm và hoạt động kiểm thử, nên có các tiêu chí xác định khi nào một hoạt động kiểm thử nên bắt đầu và khi nào hoạt động kết thúc. Entry Criteria xác định các điều kiện tiên quyết để thực hiện một hoạt động kiểm thử nhất định. Nếu tiêu chí đầu vào không được đáp ứng, có khả năng hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian hơn, tốn kém hơn và rủi ro hơn. Exit Criteria xác định những điều kiện phải đạt được để một hoạt động kiểm thử có thể kết thúc. Entry Criteria và Exit Criteria phải được xác định cho từng cấp độ kiểm tra và loại thử nghiệm và sẽ khác nhau dựa trên các mục tiêu kiểm tra.

Các Entry Criteria điển hình bao gồm:

  • Tính khả dụng của các tài liệu, đặc tả kĩ thuật…
  • Tính khả dụng của các mục kiểm tra đã đáp ứng Exit Criteria cho mọi cấp độ kiểm tra trước
  • Tính khả dụng của môi trường kiểm tra
  • Có sẵn các công cụ kiểm tra cần thiết
  • Có sẵn dữ liệu thử nghiệm và các tài nguyên cần thiết khác

Các Exit Criteria điển hình bao gồm:

  • Các thử nghiệm theo kế hoạch đã được thực hiện
  • Mức độ bao phủ được xác định đã đạt được
  • Số lượng lỗi chưa được giải quyết nằm trong giới hạn đã thỏa thuận
  • Số lượng lỗi còn lại ước tính là đủ thấp
  • Các mức đánh giá độ tin cậy, hiệu quả hoạt động, khả năng sử dụng, bảo mật và các đặc tính chất lượng khác có liên quan

4. Tìm hiểu Test Execution Schedule

Khi các trường hợp thử nghiệm và quy trình thử nghiệm khác nhau được tạo ra và được tạo thành các bộ thử nghiệm, các bộ thử nghiệm có thể được sắp xếp theo lịch thực hiện thử nghiệm, thời gian xác định thứ tự mà chúng sẽ được chạy.

Lịch trình thực hiện kiểm tra nên dựa vào các yếu tố như ưu tiên, phụ thuộc, kiểm tra xác nhận, kiểm tra hồi quy.
Lý tưởng nhất, các trường hợp thử nghiệm sẽ được chạy dựa trên mức độ ưu tiên của chúng, thường là thực hiện thử nghiệm trường hợp ưu tiên cao nhất trước. Tuy nhiên, thực tế này có thể không hoạt động nếu các trường hợp thử nghiệm có phụ thuộc vào các tính năng đang được thử nghiệm. Nếu một trường hợp thử nghiệm với mức độ ưu tiên cao hơn phụ thuộc vào một trường hợp thử nghiệm có mức độ ưu tiên thấp hơn, trường hợp thử nghiệm có mức độ ưu tiên thấp hơn phải được thực hiện trước tiên.

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến Test Effort

Test Effort bao gồm dự đoán số lượng công việc liên quan đến thử nghiệm sẽ cần thiết để đáp ứng các mục tiêu của thử nghiệm. Các yếu tố ảnh hưởng đếnTest Effort có thể bao gồm các đặc tính của sản phẩm, đặc điểm của quá trình phát triển, đặc điểm con người, kết quả kiểm tra, cụ thể là:

Đặc tính sản phẩm:

  • Rủi ro liên quan đến sản phẩm
  • Chất lượng của cơ sở thử nghiệm
  • Kích thước của sản phẩm
  • Độ phức tạp của miền sản phẩm
  • Các yêu cầu về đặc tính chất lượng (ví dụ: bảo mật, độ tin cậy)
  • Mức độ chi tiết cần thiết cho tài liệu thử nghiệm
  • Yêu cầu tuân thủ pháp luật và quy định

Đặc điểm quá trình phát triển:

  • Tính ổn định và trưởng thành của tổ chức
  • Mô hình phát triển đang sử dụng
  • Cách tiếp cận kiểm tra
  • Các công cụ được sử dụng
  • Quy trình kiểm tra
  • Áp lực thời gian

Đặc điểm con người

  • Kỹ năng và kinh nghiệm của những người liên quan, đặc biệt là với các dự án và sản phẩm tương tự
  • Sự gắn kết và lãnh đạo nhóm

Kết quả kiểm tra

  • Số lượng và mức độ nghiêm trọng của các lỗi được tìm thấy
  • Số lượng lỗi cần xác định lại
  1. Kĩ thuật Test Estimation

Có một số kỹ thuật ước tính được sử dụng để xác định Effort cần thiết để thử nghiệm đầy đủ.
Hai trong số các kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Kỹ thuật dựa trên số liệu: ước tính Effort dựa trên số liệu tương tự trước đây hoặc dựa trên các giá trị tiêu biểu
  • Kỹ thuật dựa trên chuyên gia: ước tính nỗ lực thử nghiệm dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia

Tham khảo: ISTQB-CTFL_Syllabus_2018_V3.1.pdf

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo