Tiềm năng to lớn của thị trường nội địa dành cho các doanh nghiệp phần mềm

Ngoc Huynh

Có hơn 60% startup đã và đang sử dụng CNTT trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại có khuynh hướng áp dụng CNTT để tạo ra sức cạnh tranh, tuy vậy chỉ số ứng dụng CNTT vẫn còn khá khiêm tốn.

Gần đây, Sở Truyền thông và CNTT Hà Nội đã thực hiện một cuộc khảo sát, mà theo đó ngay cả ở Hà Nội, một thành phố lớn và hiện đại, những thành tựu về ứng dụng CNTT của 117.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng vẫn còn rất khiêm tốn.

Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp chỉ dành 0,15-0,3% lợi nhuận của mình cho ứng dụng CNTT.

Có khoảng 50% doanh nghiệp sử dụng các thiết bị lưu trữ dữ liệu, bao gồm ổ đĩa cứng hoặc đĩa và 70% các doanh nghiệp không có bộ phận CNTT.

Chỉ số ứng dụng CNTT ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội về tất cả các chỉ số nói chung, phần cứng, phần mềm và internet. Tuy nhiên, hiệu quả còn chưa đạt được như mong đợi.

“Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến phần mềm kế toán,” ông Trần Việt Tiến – Giám đốc công ty Gia Long cho hay. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Tiến thì sẽ vẫn còn có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phần mềm ở thị trường nội địa.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh từ TTSOFT, một công ty chuyên về phần mềm quản trị kinh doanh và kế toán, thì Việt Nam bây giờ có tất cả các điều kiện cần thiết để phát triển ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng hiện đại, chi phí thấp, cải cách hành chính của nhà nước, đặc biệt là trong thủ tục nộp thuế và hải quan, mạng lưới thanh toán điện tử, và tính phổ biến của điện thoại thông minh và sự phát triển của các dịch vụ điện toán.

“Những thay đổi trong hành vi và chất lượng truyền dẫn thông tin đã dẫn đến những thay đổi về nhu cầu các phần mềm quản lý,” ông giải thích.

“Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi với công nghệ mới. Nhận thức được lợi ích CNTT, họ có xu hướng chi tiêu nhiều tiền hơn vào phần mềm quản lý “, ông nhận xét.

Khoa Học & Phát Triển, một trang web của Bộ Khoa học & Công nghệ, báo cáo rằng các công ty công nghệ Việt hiện nắm giữ lợi thế trong việc cung cấp các công nghệ bán hàng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Hàng chục công ty hiện nay cung cấp các giải pháp quản lý bán hàng, cụ thể là Citigo, Suno, Ecount, Sapo.

Theo Vũ Nguyễn Thùy Vân từ Citigo, có ba yếu tố quyết định sự thành công và thất bại của một sản phẩm phần mềm quản lý bán hàng đó là: thuận tiện, phù hợp và giá cả cạnh tranh.

Trong khi đó, các giải pháp được cung cấp bởi các công ty Việt Nam có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu.

Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc kinh doanh của GetFly, chuyên về các giải pháp quản trị kinh doanh, cũng cho rằng các giải pháp quản lý bán hàng của Việt Nam không hề thua kém so với trên thế giới, đặc biệt là các sản phẩm CRM (quản lý quan hệ khách hàng) cho các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.

Bên cạnh đó, theo báo cáo năm 2014 của Garner cho thấy, Việt Nam nằm trong tốp 10 tại Châu Á Thái Bình Dương và tốp 30 thế giới về gia công phần mềm.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/