Tản mạn về spacing trong CSS

Tram Ho

Sẽ không có âm nhạc nếu giữa các nốt không có khoảng cách. Hãy tưởng tượng nếu các nốt đều được phát ra cùng một lúc, hoặc phát ra quá nhanh đến nỗi chúng ta không thể nào phân biệt được đâu là nốt kế tiếp, “bản hòa ca” này hẳn sẽ rất đinh tai nhức óc. Zappa đã từng nói: “Phải có khoảng cách giữa các nốt với nhau” để từng âm đều rõ ràng và nổi bật theo cách riêng của mình.

“Frank Vincent Zappa là nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, nhà hoạt động và nhà làm phim người Mỹ.”

Để có giai điệu, chúng ta cần các khoảng cách hợp lý. Âm nhạc không chỉ đơn thuần là giai điệu, đó còn là sự cân bằng giữa khoảng cách và âm thanh. Nếu thiếu cả hai thì âm nhạc sẽ không tồn tại.

Điều này hoàn toàn đúng khi áp dụng trong lĩnh vực hình ảnh. Nếu không có không gian âm, các yếu tố trong thiết kế của bạn không những không nổi bật mà còn trở thành một đống lộn xộn rối mắt.

Điều này hoàn toàn đúng khi áp dụng trong lĩnh vực hình ảnh. Nếu không có những khoảng cách, các yếu tố trong thiết kế của bạn không những không nổi bật mà còn trở thành một đống lộn xộn rối mắt.

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn chủ đề về spacing. Sau hơn gần 5 năm làm Frontend về lĩnh vực “markup”, mình đã thực hiện và chứng kiến sự đổi thay của website. Từ những layout chi chít nội dung, những chiếc chữ, cho đến những chiếc form cố nhét thật nhiều thông tin mang đến cho người dùng… cho đến những layout tạo cho người dùng một sự tập trung nhất định, ít nội dung cùng những khoảng trống thông thoáng rất có cảm tình.

Đó là cái nhìn chung về UI/UX, còn với website hay cụ thể hơn trong CSS thì có 2 loại spacing chính là outer-spaceinner-space. Mình sẽ gọi tắt là “outer” và “inner” cho nhanh nhé.

Ví dụ như hình trên, khoảng trống bên ngoài là outer và bên trong là inner.
Giả sử với 2 thẻ div chúng ta có thể CSS đơn giản như sau:

Đây là kiến thức về box-model, nếu bạn nào chưa biết thì có thể tìm hiểu (cũng khá ngắn gọn thôi). Vì nó là thứ rất quan trọng, nếu chưa biết đến sẽ mò sấp mặt đấy
Mình sẽ nói kĩ hơn về “inner-space” và “outer-space” ngay bây giờ đây.

Margin – Outer space

Margin thường được sử dụng khi các bạn muốn tạo khoảng cách giữa phần tử này so với các phần tử khác. Như ví dụ ở trên thì mình có dùng margin-bottom: 25px để tạo ra khoảng cách so với div ở dưới.

Chắc các bạn cũng đã biết là margin có thể sử dụng ở 4 hướng top, right, bottom, left và chúng ta nên nắm rõ những thứ cơ bản này để có thể áp dụng chúng tốt vào trong dự án thực tế được.

Vấn đề margin collapse

Khi đi phỏng vấn hay với mọi người trong team, mình hay đố vui với ae câu hỏi “bây giờ mình có 2 cái div, cái div ở trên margin-bottom 200px, div ở dưới margin-top: 100px. Khoảng cách giữa 2 cái div là bao nhiêu

Câu hỏi khá vui nhưng người trả lời với một gương mặt đầy vẻ nghi ngờ cũng hài hước không kém. Còn bạn, bạn sẽ trả lời thế nào?

Hiểu đơn giản là margin collapse xảy ra khi chúng ta có 2 phần tử cạnh nhau và có spacing được định nghĩa bằng margin. Khi đó, khoảng cách sẽ không được cộng dồn mà sẽ lấy phần tử có margin lớn hơn.

Vì vậy, thông thường với trường hợp này, chỉ nên set margin cho một phần tử để tạo khoảng cách. Tuy nhiên, margin collapse sẽ không xảy ra với trường hợp wrapper liền kề bên ngoài là flexbox.

Con hơn nhà, là nhà sẽ nát

Một vấn đề nữa là sử dụng margin đối với quan hệ cha con.


Các bạn thấy rằng phần tử con có margin: 50px 0 nhưng lại không cách ra phía trên so với phần tử cha bao ngoài, đó là vì margin collapse của thằng cha gây ảnh hưởng lên thằng con.

Để giải quyết trường hợp này thì chúng ta có thể CSS cho thằng con thành display: inline-block hoặc tốt nhất là cho thằng cha padding-top: 50px – cách này ông bà ta hay dùng để trị thằng con khá OK.

Negative Margin

Margin có thể dùng được đơn vị âm. Cách này sẽ sử dụng số âm trong giá trị của margin. Nếu bạn đã từng dùng Bootstrap bạn sẽ nhận ra hệ thống lưới của bootstrap sẽ dùng cách này.

Hãy tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Mối quan hệ giữa container, row, col trong bootstrap?” nhé. Biết đâu bạn sẽ gặp phải đó

Padding – Inner Spacing

Padding hay còn gọi là inner space bên trong phần tử. Được sử dụng ở nhiều trường hợp. Ví dụ như hình dưới đây minh hoạ khi chúng ta dùng padding cho thẻ a để phạm vi click của thẻ a được mở rộng hơn.

Vấn đề khi dùng padding

  • Padding không có đơn vị âm.
  • Sẽ không hoạt động với phần tử display: inline ví dụ với tag span, a, img,...

Áp dụng thực tế

Xử lý margin-bottom

Mình gửi đến các bạn một tip, giả sử bạn có 1 list gồm nhiều item. Mỗi item sẽ cách nhau một khoảng space là 30px, trừ item cuối không có space, mình sẽ làm như sau để tối ưu.

Tuy nhiên cách này sẽ chạy đúng khi hiển thị một cột, nhưng nếu giao diện từ 2 cột trở lên thì lúc này nó không còn đúng nữa, ở đây là cái số 4 vẫn có margin bottom

Cách tối ưu nhất để giải quyết nó là ở thằng cha bọc ngoài cho margin-bottom số âm bằng chính margin bottom của thằng con như sau

Tổng kết

Nhìn chung, slide cho một buổi thuyết trình, hay một chiếc website được lòng người dùng qua con mắt đầy nghệ thuật thì không thể thiếu những space tinh tế được. Nhiều nhà thiết kế mới vào nghề sẽ muốn lấp đầy các khoảng không bằng những đồ họa màu sắc hoặc một nội dung gì đó. Những tay thiết kế lão luyện hơn sẽ khuyên bạn sử dụng nhiều không gian và biết cách tiết chế. Sẽ có một số người nhìn vào thiết kế và than phiền rằng có quá nhiều không gian ở đó.

Ví dụ như layout này, mình rất có ấn tượng vì màu sắc hài hoà, những khoảng cách nhìn rất thoáng.

Sẽ có lúc việc lấp đầy các khoảng không gian trong thiết kế là hợp lý. Bạn cần phải cân nhắc kết hợp giữa nội dung trang web và phương tiện truyền tải.

Bài viết được tham khảo tại:

https://ishadeed.com/article/spacing-in-css/

https://vanseodesign.com/web-design/design-space/

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo