Tái lập kỹ năng cho lập trình viên trong bối cảnh phần mềm mới

Linh Le

Phần mểm thay đổi nhanh chóng và các lập trình viên cần phải cẩn thận tái thiết kỹ năng của nhân viên của mình nhằm duy trì tính cạnh tranh trên chiến trường khắc nghiệt này. Tái lập kỹ năng bao gồm việc học những ngôn ngữ lập trình mới, ảo hóa sử dụng container, học về dữ liệu lớn và làm việc với nhân tố đổi mới trong công nghệ: tự động hóa.

“Nhận thức về chu kì phân nửa (half-life) của kỹ năng công nghệ là khoảng 2-3 năm ngày càng tăng cao. Ngay cả nếu bạn là một lập trình viên dày dạn kinh nghiệm thì [nếu] bạn không thiết lập lại kỹ năng và học hỏi thêm thì cũng khó mà tồn tại được lâu dài.” Leah Belsky, phó chủ tịch doanh nghiệp tại Coursera, một trang chuyên về các khóa học trực tuyến đại chúng (MOOC) cho hay.

Rất may mắn là có nhiều cách để học hỏi. Các trung tâm huấn luyện (bootcamp), các khóa học trong trường đại học – cao đẳng, các buổi training, những buổi tư vấn và những khóa học trong công ty là những cách để tái thiết lập kỹ năng cho lực lượng lao động.

Một trong những phương pháp đào tạo này có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể cho các công ty và mục tiêu của họ, đồng thời tái lập kỹ năng cho nhân viên của mình.

“Thông qua lượng dữ liệu khách hàng đồ sộ chúng tôi đã có được hiểu biết về những kỹ năng nào đang là xu thế, các đối thủ của các công ty lẫn các doanh nghiệp đang đầu tư vào thứ gì, nhân viên của họ đang học hỏi và thể hiện ra sao,” Belsky nói. “Chúng tôi hiện đang làm việc với các lựa chọn cho các công ty nhằm đưa ra giải pháp cho họ.”

Tốc độ tái lập kỹ năng là một trong những ưu tiên hàng đầu của các công ty, các công này này cần phải nhìn vào việc thiết lập các chương trình đào tạo có thể trang bị lại kỹ năng cho đội ngũ nhân viên hơn là chuyện bằng cấp có giá trị nhiều năm, mà theo như bài báo cáo mới nhất từ viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey về tình trạng việc là: “Thất nghiệp, tìm việc: Chuyển đổi lực lượng lao động trong thời đại tự động.”

Phát triển phần mềm vẫn là một trong những vị trí mà các gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Google, Apple, Microsoft và Oracle đang cần, theo sau đó là nhu cầu về chuyên gia phân tích dữ liệu, và nhu cầu cho những kỹ năng này chỉ được định hướng phát triển trong tương lai gần và xa, theo như một báo cáo từ chuyên gia tư vấn sự nghiệp cá nhân Paysa. Kiến thức nền tảng trong việc phát triển di động cũng đem lại lợi ích vì các công ty ngày càng tập trung vào tính di động và cần lập trình viên xây dựng ứng dụng và hệ thống vận hành di động.

Mặc cho lưu lý rằng việc kiểm soát tự động hóa không phổ biến trong giới phát triển phần mềm như những ngành khác, thì các lập trình viên vẫn cần phải nắm lấy cơ hội rèn giũa kỹ năng của mình nhằm duy trì tính cạnh tranh vì ngành phần mềm thay đổi đến chóng mặt.

“Chúng tôi thấy rằng tự động hóa giờ đây là một kỹ năng nghề nghiệp phải có,” Ken Goetz, phó chủ tịch của dịch vụ giáo dục toàn cầu Global Education Services thuộc Red Hat cho biết. “Chúng tôi nhận thấy điều gì đang diễn ra trong nghành công nghệ to lớn này, nơi mà việc cải thiện hiệu suất nhằm chuyển sang công nghệ đám mây lai (hybrid cloud) đang thúc đẩy khách hàng về hướng cần tự động hóa nhiều hơn trong cơ sở hạ tầng của họ.”

Nực cười ở chỗ mặc dù tự động hóa và AI đang dần thay thế một số nhiệm vụ nhất định mà trước đây được vận hành thủ công, thì chúng cũng lại tạo ra nhu cầu to lớn đối với nhân viên có kỹ năng làm việc với công nghệ tự động hóa đó.

“Trí thông minh nhân tạo đồng nghĩa với việc bổ sung và mở rộng hơn là loại bỏ nguồn nhân lực,” trích lời Costas Spanos, giám đốc của trung tâm Nghiên cứu công nghệ thông tin tại Interest of Society (CITRIS) và viện Banatao Institute, nơi chuyên tạo nên các giải pháp công nghệ thông tin dành cho những thách thức công nghệ cấp bách nhất trong cộng đồng của các nhánh của UC.

Một số doanh nghiệp đang dẫn đầu một số mặt, cung cấp các khóa vừa làm vừa học và cơ hội cho nhân viên nâng cao kỹ năng của mình, thông qua cả việc đào tạo trong công ty lẫn hợp tác với các đối tác chuyên cung cấp các khóa đào tạo.

Một công ty phần mền đang tái lập kỹ năng nội bộ cho các nhân viên quản trị của mình là Red Hat. Nhận ra rằng 20% vị trí tuyển dụng Linux yêu cầu tự động hóa là yếu tố cốt lõi đã phần nào khiến họ cho ra chương trình đào tạo nội bộ, theo như Goetz cho biết.

Công ty đã thông báo rằng nó đang kiểm tra kỹ lưỡng chứng nhận Kỹ sư đã qua đào tạo tại Red Hat (RHCE) nhằm đào tạo ra các chuyên gia Linux. Chương trình mới này được xây dựng xoay quanh các kỹ năng tự động hóa cần thiết, chủ yếu dùng trong tự động hóa Ansible của Red Hat, vì nó đã trở thành một công cụ thiết yếu với các nhà quản trị hệ thống Linux.

Khóa học mới sẽ dạy các admin cách tự động hóa các nhiệm vụ như chuẩn bị, cấu hình, triển khai và phối hợp ứng dụng cùng với việc dạy những kỹ năng cốt lõi của Linux. Họ có thể cài đặt và cấu hình Ansible cũng như học cách chuẩn bị các máy chủ được quản lý dành cho tự động hóa.

Kích cỡ, số lượng và hiệu suất cần thiết để vận hành một trung tâm dữ liệu (data center) hiện đại hoặc vận hành cloud – dù là cloud cá nhân hay công cộng – đều phát triển tới mức chỉ có phần mềm tự động hóa mới có thể vận hành nổi.

Trước đây, các lập trình viên sẽ viết shell script để lập trình cho quá trình tự động hóa nhằm thực hiện một bộ nhiệm vụ nhất định. Nhiệm vụ nặng nề này chính là một vấn đề lớn ngăn cản hiệu suất.

“Vấn đề với nó là bạn cơ bản là tạo ra lại thứ đã có sẵn,” Goetz nói. “Bạn sẽ không tận dụng được lợi thế của có sẵn và những gì mà người khác đã thực hiện và vì vậy cứ mỗi khi có người tham gia vào và xây dựng script thì họ lại sẽ tự mình xây dựng lại script, và họ cũng sẽ tự mình bảo trì nó. Không thể mở rộng nó ra được.”

Để giải quyết vòng lặp phiền toái này, team DevOps đang thêm các công cụ tự động hóa mạnh mẽ như Ansible nhằm chấm dứt những nhiệm vụ lặp đi lặp lại, tăng tốc năng suất và mở rộng mọi thứ với ngôn ngữ dễ đọc. Puppet và Chef là những giải pháp tự động hóa tương tự cho việc quản lý cơ sở hạ tầng và các ứng dụng.

“Mỗi doanh nghiệp giờ đây đang cố gắng nghĩ về cách tự động hóa nhiều hơn những gì họ làm. Và việc có được một bộ kỹ năng cơ bản cho tự động hóa sẽ khiến cho những thứ khác trong cơ sở hạ tầng có khả năng hỗ trợ thế hệ công nghệ kế tiếp,” Goetz nói.

Bên cạnh tự động hóa, sự lớn mạnh của các thiết bị thông minh và di động cũng như độ phủ sóng của IoT đã khiến các thiết bị được kết nối trở nên phổ biến, từ đó tạo ra những bộ dữ liệu to lớn cần phải được lưu trữ và đảm bảo an toàn cũng như tăng cao nhu cầu với kỹ năng khoa học dữ liệu, chẳng hạn như học máy và lập trình thống kê, theo như Chỉ số kỹ năng toàn cầu năm 2019 của Coursera.

“Những ai có khả năng dùng những công cụ mới nhất để phân tích các bộ big data thì đều được săn đón,” Spanos nói. “Giống như việc sử dụng Word, PowerPoint và Excel đã trở thành một kỹ năng chung mà mọi người cần biết bất kể ngành nghề, thì ngành phân tích dữ liệu cũng sẽ lan rộng tương tự như vậy. Khoa học dữ liệu tại công ty UC Berkeley đang nổi lên như một chiến dịch to lớn mới có khả năng chuyển đổi cách chúng ta đào tạo mọi người, không chỉ là những kỹ sư.”

Hiện tại thì vẫn thiếu rất nhiều người có kỹ năng làm việc với dữ liệu, dẫn đến việc các thông tin chưa được xử lý bị chuyển tới một hạng mục gọi là “dữ liệu tối.”

Theo như một báo cáo gần đây từ Splunk, một nhà cung cấp phần mềm phục vụ việc tìm kiếm, kiểm soát và phân tích big data được tạo ra từ máy, thông qua một giao diện kiểu trang Web đã cho thấy rằng hơn 60% các tổ chức tin rằng hơn một nửa dữ liệu của họ thuộc vùng tối, trong khi 1/3 trong số họ cho rằng hơn 75% dữ liệu của họ là dữ liệu tối.

“Tôi nghĩ rằng có nhiều vấn đề xử lý dữ liệu công nghệ đang được giải quyết đáng kể thông qua những công cụ thương mại và nguồn mở, và vì thế viêc xử lý dữ liệu không hẳn là quá sức như việc hiểu dữ liệu thể hiện điều gì và những rào cản lớn nhất trong việc truy cập dữ liệu của chúng ta là gì,” Tim Tully, CTO của Splunk nói. “Tôi nghĩ phần lớn là vì mọi người chỉ thu thập dữ liệu từ các thiết bị và laptop, server trong các doanh nghiệp và không làm gì với chúng cả.”

Những thách thức hàng đầu nhằm khắc phục dữ liệu tối bao gồm lượng dữ liệu đang tăng lên chưa từng thấy và thiếu kỹ năng cũng như nguồn lực, theo như bài báo. 92% nhân viên nói rằng họ sẵn sàng học các kỹ năng dữ liệu mới. Thật ngạc nhân là 69% phản hồi rằng họ muốn tiếp tục làm những gì mình đang làm, bất kể chúng ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay sự nghiệp của họ ra sao.

“Tranh luận về dữ liệu thật căng thẳng. Những chiếc đĩa ngày càng lớn hơn về mặt dung lượng. Điều này theo cách nào đó lại làm trầm trọng thêm vấn đề với dữ liệu tối vì chúng ta đang tiếp nhận nhiều sạn hơn trong dữ liệu mà mình có. Hầu hết mọi người dùng dữ liệu từ dashboard nhưng không thực sự biết chúng từ đâu ra,” Tully nói. “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là ưu tiên cho việc hiểu rằng ý tưởng về dữ liệu tối này thực sự tồn tại và đâu đó luôn có những dữ liệu tiềm năng mà bạn có thể tận dụng chúng. Ngoài ra còn phải làm cho dữ liệu mà mình thu thập được có nghĩa.”

Cùng với dữ liệu tối và tự động hóa, tầm quan trọng của những ngôn ngữ lập trình mới là một nguyên do dẫn tới tái lập kỹ năng. Vì công nghệ lập trình luôn tiến hóa nên ngôn ngữ lập trình cũng thế.

Theo như tác giả Arani Chatterjee nói trong một bài báo trên trang  impleprogrammer.com có tiêu đề là “4 lý do tại sao lựa chọn ngôn ngữ lập trình của bạn không quan trọng lắm”, thì một vài ngôn ngữ lập trình phổ biến như Perl hay Ruby ngày càng ít thu hút và những ngôn ngữ lập trình mới như Swift, Kotlin hay R đang chiếm được ưu thế.

Các lập trình viên luôn tạo ra những ngôn ngữ lập trình mới (ví dụ như ngôn ngữ R), các framework và công cụ nhằm khiến việc lập trình tốt hơn và nhanh hơn.

Một khảo sát gần đây của ActiveState với tiêu đề “Khảo sát lập trình viên 2019: Runtime của nguồn mở” cũng cho thấy ngôn ngữ nguồn mở có mức độ làm hài lòng các lập trình viên rất khác nhau, trong đó Python đứng đầu về mức độ tạo nên sự hài lòng và SQL lại được dùng hàng ngày nhiều nhất. 80% người được khảo sát dùng SQL nhiều nhất, sau đó là Javascript với 77% và Python à 72%.

Nhân viên công nghệ được săn đón

Sự phát triển nhanh chóng của phần mềm đã tạo nên nhu cầu to lớn với các nhân viên kỹ thuật với chức danh lập trình viên và chuyên gia IT trong các công ty đa ngành.

Một báo cáo năm 2017 của Singlesprout chỉ ra rằng vào năm 2024 sẽ thiếu hụt 1.1 triệu nhân viên STEM. Thường thì các trường trung học và đại học chịu trách nhiệm cho việc chuẩn bị nguồn lực cho các ngành nghề, nhưng họ không thể theo kịp tốc độ thay đổi trong nền kinh tế công nghệ nhanh chóng này.

Theo như Chỉ số kỹ năng toàn cầu năm 2019 của Coursera thì Mỹ đứng hạng 23 toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ. Nó bị tụt lại khá xa so với các nước hàng đầu như Phần Lan, Thụy Sĩ và Áo, đây là những nước đầu tư mạnh tay với quy mô tổ chức vào giáo dục thông qua việc phát triển nhân lực và sáng kiến giáo dục công, báo cáo giải thích thêm.

“Tôi nghĩ chính sách [của chính phủ] phải nắm giữ vai trò then chốt trong việc này vì thị trường tự do sẽ không vận hành đúng được, nhất là khi đề cập tới những nhân viên đang ở giai đoạn giữa hoặc cuối sự nghiệp cần phải được tái lập kỹ năng. Họ có nguy cơ bị đào thải,” Spanos nêu quan điểm. “Vì thế tôi nghĩ cần phải có một chính sách khuyến khích phù hợp để phát triển các kỹ năng hợp lý.”

Trong khi đó, báo cáo của McKinsey chỉ ra rằng khoảng 375 triệu nhân viên (khoảng 14% nguồn nhân lực toàn cầu) có thể sẽ chuyển nghề nghiệp như số hóa, tự động hóa và AI tiên tiến, từ đó có thể sẽ phá vỡ cấu trúc ngành nghề của xã hội.

Một báo cáo gần đây từ Hiệp hội quản trị nhân sự (SHRM) nói rằng gần 40% các quản lý tuyển dụng chỉ ra việc thiếu kỹ năng kỹ thuật là một trong số những lý do họ không thể tìm đủ người cho vị trí tuyển dụng.

Một trong những công ty lớn nhất gần đây đã nỗ lực hết sức nhằm tái lập kỹ năng và trang bị cho nhân viên của mình những kỹ năng kỹ thuật họ cần chính là AT&T.

Đầu năm ngoái, gã khổng lồ di động nhận ra rằng một nửa trong số 250000 nhân viên của mình thiếu các kỹ năng STEM, đây là những kỹ năng giúp cho công ty cạnh tranh với T-Mobile, Verizon và Sprint. Trong khi đó, việc chuyển từ phần cứng sang vận hành bằng cloud trong công ty sẽ khiến cho công việc của 100000 nhân viên trở nên lỗi thời.

Đáp lại điều đó, AT&T đã đầu tư một tỷ đô la vào việc đào tạo lại nhân viên của mình. Những tính toán cho thấy nếu thuê nhân viên kỹ thuật và phần mềm mới sẽ tiêu tốn của công ty một khoản lớn hơn nhiều.

“Thường thì không thể tìm thấy những đối tượng có năng lực mà bạn cần trên thị trường và giá để thuê và đào tạo có thể lên tới 50, 60, 70 ngàn đô la và đôi khi còn nhiều hơn cho mỗi một nhân viên mới,” Belsky nói.

Hơn nữa, trong khi tốc độ thay thế nhân viên cao tạo nên một lỗ đen trong ngân sách, thì cũng còn nhiều lí do khác để công ty tránh việc đuổi nhân viên của mình. Đó là các nhân viên duy trì cấu trúc và văn hóa của công ty. Họ biết thuật ngữ trong công việc của mình và họ nhận ra ai là ai trong công ty.

Belsky giải thích rằng đầu tư vào việc tái lập kỹ năng có thể tạo động lực cho nhân viên với những chứng nhận có thể dùng lâu dài trong sự nghiệp của họ và giúp họ gắn bó với việc học hỏi. Việc đầu tư này giúp công ty vận hành với nguồn lực và nhân viên có kỹ năng, những người cảm thấy hài lòng khi nhận được cả hai lợi thế.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://sdtimes.com