Sinh viên Việt Nam phát triển ứng dụng cho các viện bảo tàng

Ngoc Huynh

Các khách tham quan viện bảo tàng giờ đây có thể sử dụng chiếc điện thoại smartphone của mình để khám phá và hiểu về các hiện vật với Friendly Guide – một ứng dụng được phát triển bởi một nhóm các bạn sinh viên IT, mà không cần sự giúp đỡ của hướng dẫn viên bảo tàng.

Ứng dụng Friendly Guide giống như một người hướng dẫn sẽ cung cấp cho khách thăm quan mọi thông tin cần thiết. Trong tương lai gần, những hướng dẫn viên có thể không cần thiết tại các bảo tàng Việt Nam nữa, Huy nói.

Ứng dụng đã được phát triển bởi Make a Different (MaD), một nhóm gồm các bạn sinh viên năm cuối tại Hà Nội. Họ là Khúc Hữu Huy (trưởng nhóm), Nguyễn Hữu Quyết, Nguyễn Cao Thắng và Nguyễn Hữu Minh, cùng với Nguyễn Xuân Tùng và Phan Văn Giang, tất cả đều theo học chuyên ngành Công nghệ Thông tin, trong khi Nguyễn Phương Anh học chuyên ngành Thiết kế Đồ họa.

Các du khách chỉ cần cài đặt ứng dụng này trên smartphone của mình và phải có kết nối internet để sử dụng. Du khách có thể xem trước các hình ảnh của hiện vật trong viện bảo tàng và mọi thông tin có liên quan đến hiện vật sẽ được hiển thị đồng thời trên thiết bị.

Huy nói, “Với một vài sự kiện lịch sử, như trận chiến Bạch Đằng, ví dụ, du khách có thể xem các hình ảnh thao diễn của trận chiến, đây cũng là một cách thú vị để hiểu biết nhiều về sự kiện hơn là chỉ đơn giản đọc các thông tin.”

Ứng dụng đã được thí điểm tại Viện bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội vào tháng 11 năm ngoài và chính thức được ra mắt tại Đại học FPT để nhận thêm nhiều phản hồi của người dùng.

Dựa vào các phản hồi của du khách thăm quan, MaD sẽ tiếp tục cải tiến nội dung của sản phẩm nhằm giúp nó thân thiện hơn với người dùng, và dự tính trong khoảng 3-6 tháng nữa sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường.

“Tôi nghĩ điều này thật tuyệt. Có rất nhiều điều hứa hẹn ở ứng dụng này. Nó giúp cho các du khách lần đầu tham quan dễ dàng tiếp nhận các thông tin một cách nhanh chóng. Tôi thích việc ứng dụng được kết nối trực tiếp với các hiện vật. Nhưng tôi rất mong sản phẩm này sẽ có phiên bản tiếng Anh cho người nước ngoài nữa.” một du khách Scốtlen, người đã có cơ hội được dùng thử ứng dụng này tại Viện bảo tàng Lịch sử Quốc gia chia sẻ.

Ứng dụng tuy mới chỉ được thí điểm tại một số địa điểm nhưng đã thu được một lượng lớn người dùng yêu thích. Nó có thể không chỉ được sử dụng tại Viện Bảo tàng, mà còn có thể ở cả các khu vực khác, và có tiềm năng xuất sang các quốc gia khác, theo như Nguyễn Đức Long, giám đốc Trung tâm Kinh doanh Công nghệ cao.

MaD đã cùng nhau chia sẻ tầm nhìn và niềm đam mê nhằm tạo ra sự khác biệt chỉ từ những cách đơn giản. Với niềm đam mê và nhiệt huyết tuổi trẻ, nhóm hy vọng sản phẩm sẽ giới thiệu những ý tưởng mới và mang lại sự tiện lợi cho người dùng, nhóm trưởng Huy cho biết.

“Các thành viên trong nhóm đều rất hứng thú với khởi nghiệp và phát triển ứng dụng cũng như các dự án startup nhỏ đã tạo ra một số ứng dụng trước đó, nhưng giá trị thương mại và tính đặc trưng của các dự án vẫn chưa cao.”

“Lúc đầu chúng tôi có rất nhiều ý tưởng. Mặc dù chúng tôi đều là những sinh viên năm cuối và bận rộn với chuyện học, nhưng chúng tôi vẫn rất đam mê với dự án này. Mỗi người trong chúng tôi dành thời gian để thực hiện ý tưởng và các đặc trưng của nó.

“Đội đã mất 6 tháng để phát triển dự án. Chúng tôi muốn đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình nhằm đem lại những trải nghiệm tham quan viện bảo tàng mới lạ hơn không chỉ cho khách tham quan trong nước mà còn cả du khách nước ngoài.”

“Vì chúng tôi đều sắp tốt nghiệp đại học, nên chúng tôi cũng đang phải chịu áp lực kiếm việc làm; tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn theo đuổi đam mê phát triển các ứng dụng mới có thể giúp cuộc sống hàng ngày của mọi người trở nên dễ dàng hơn.”

Hiện nay, Việt Nam có 150 viện bảo tàng, trong đó 20 viện bảo tang tại Hà Nội, và chưa một nơi nào từng sử dụng loại ứng dụng như này trước đó.

Bạn Quyết chia sẻ: “Tại Việt Nam, người dân nhìn chung không thích đến thăm viện bảo tàng, vì vậy chúng tôi hy vọng rằng ứng dụng của mình sẽ giúp các viện bảo tàng thu hút được nhiều khách hơn.”

Cho đến nay, nhiều viện bảo tàng ở nước ngoài và một số tại Việt Nam đang sử dụng hệ thống Auto Guide, nhưng có vẻ như hệ thống không đạt được hiệu quả cao bởi lượng thông tin có sẵn chỉ dưới dạng định dạng audio, nhưng với Friendly Guide, hình ảnh, video và thậm chí là trận chiến giả lập sẽ được thể hiện trên máy điện thoại của người dùng.

Ứng dụng Friendly Guide đã giành giải nhất cuộc thi Start-up Uni vào tháng Mười một năm ngoái, một cuộc thi thường niên nhằm mục đích khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và ứng dụng công nghệ, ngoài ra còn nhằm vinh danh những người có các dự án startup xuất sắc trên toàn quốc.

Dự án Friendly Guide được coi “có tính khả thi cao” theo ông Trần Hữu Đức, giám đốc FPT Ventures tại cuộc thi cho hay.

“Khi nghe công bố Friendly Guide giành giải Nhất, chúng tôi đã vỡ òa trong hạnh phúc. Đây chính là phần thưởng cho những nỗ lực mà cả đội đã đặt vào trong suốt vài tháng qua. Nó thể hiện sự bền bỉ và kiên nhẫn của mỗi thành viên trong đội đã dẫn đến thành công của dự án.”

Friendly Guide đã vượt qua các dự án hứa hẹn của các đội tài năng khác đến từ các trường đại học trên toàn quốc, như chương trình giảng dạy trên web với nhiều ứng dụng hơn là lý thuyết và dự án Giáo dục thông minh (Smart Education) cho học sinh khuyết tật nhằm tiến hành các thí nghiệm trong phòng lab ảo.

Cho đến nay, ứng dụng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Hầu hết mọi người đều thấy nó rất dễ sử dụng và thỏa mãn với những trải nghiệm mới lạ.

“Về lâu dài, chúng tôi sẽ sử dụng ứng dụng này không chỉ trong viện bảo tàng, mà còn ở những địa điểm thu hút khách du lịch khác tại Việt Nam.” Huy cho hay.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://www.dtinews.vn