Pi Network là gì? Hướng dẫn Pi Network mới nhất 1/2021

Tram Ho

Pi Network là gì?

Pi Network là một Cryptocurrency mới và được khai thác chỉ trên điện thoại, nhưng đây là loại hình đào coin kỹ thuật số mới không tốn tài nguyên CPU như những app đào coin khác. Những app đào coin khác như ETN nó sẻ sử dụng CPU để giải mã thuật toán (ETN sử dụng thuật toán cryptonight). Còn với PI Network khi đào coin điện thoại không hề cảm thấy nóng. Bạn cũng có thể tắt app, tắt mạng đi cũng có thể đào được chỉ cần sau mỗi 24h vào app và nhấn vào dấu Power (dấu sấm sét ấy) là tiếp tục đào thôi.

Pi Network được phát triển bởi các tiến sĩ và giảng viên của trường Stanford nhằm phổ biến tiền điện tử đến nhiều người hơn bằng một ứng dụng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Đội ngũ nòng cốt của PI bao gồm:

  • Dr. Nicolas Kokkalis : Trưởng bộ phận công nghệ
  • Dr. Chengdiao Fan : Trưởng bộ phận sản phẩm
  • Vincent McPhillip : Trưởng bộ phận cộng đồng
    Bạn có thể dùng google để kiểm tra thông tin của đội ngũ này nhé. Trang Web chính thức của PI: https://minepi.com/

Pi Network khác với một số đồng tiền điện tử khác ở chỗ đã được tạo ra từ đầu và khai thác trước. Khi bạn bắt đầu khai thác mỗi ngày trên ứng dụng Pi network, bạn chỉ đơn giản là được phân phối một lượng coin được đặt mỗi giờ. Vì các đồng tiền được tạo trước, điện thoại của bạn không thực hiện bất kỳ tác vụ tính toán nặng nề nào và tác động sức mạnh là tối thiểu, bạn hoàn toàn có thể tắt App, tắt wifi sau khi kích hoạt mỗi ngày.

Lưu ý:

Pi Network hiện còn ở BETA. Dự án vẫn đang tiến triển có nghĩa là vẫn sẽ có lỗi và một số chi tiết của dự án vẫn còn thay đổi. Trong khi nhiều dự án tiền điện tử bắt đầu từ lý thuyết thuần túy, Pi Network tìm cách cân bằng lý thuyết với thiết kế và lấy con người làm trung tâm (hoặc thử nghiệm với người thực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ). Dự án đánh giá cao sự kiên nhẫn của bạn và hoan nghênh đầu vào của bạn khi chúng ta làm việc cùng nhau để phát triển các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu cộng đồng.
Pi Network KHÔNG cho bạn tiền miễn phí. Đây là một dự án dài hạn mà sự thành công của nó phụ thuộc vào sự đóng góp chung của các thành viên. Pi giúp mọi người nắm bắt được giá trị kinh tế, thứ mà ngày được các ngân hàng, những gã khổng lồ công nghệ (ví dụ: Facebook, Amazon) và các trung gian khác nắm giữ. Pi phụ thuộc vào sự đóng góp chung của các thành viên. Do đó Pi NetWork không phù hợp với những ai muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng.

Pi network có lừa đảo không?

Với những tìm hiểu trên thì câu trả lời chắc chắn là không rồi, Vì PI không bán ICO, ITO, IEO hay đại loại như thế dĩ nhiên bạn không hề mất tiền. Nhưng Không có gì đảm bảo rằng dự án sẽ thành công, tuy nhiên đội ngữ Pi sẽ làm hết sức để biến ước mơ thành sự thật, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn cao về sự minh bạch.

Pi Network không yêu cầu khách hàng nạp tiền hay đầu tư gì, họ chỉ đang cố gắng mở rộng lượng user bằng cách cho đào coin của họ miễn phí trên điện thoại. Rất nhiều các đồng coin trước đây cũng xây dựng cộng đồng bằng cách cho, thưởng miễn phí. Kể cả Bitcoin ngày trước cũng được cho tặng miễn phí khi hoàn thành nhiệm vụ trên diễn đàn, trang web…

Mục tiêu của dự án Pi Network là để áp dụng đại trà và nhắm vào một cộng đồng lớn. Và bởi vì hầu hết mọi người thường nghe nói về Bitcoin, nên xuất hiện việc so sánh giữa điểm yếu của Bitcoin và các lợi thế của Pi, điều này vô tình dẫn đến một bộ phận cộng đồng tiền điện tử đánh giá là trò lừa bịp. Bởi vì họ đã mất RẤT NHIỀU TIỀN vào các dự án tiền điện tử trong giai đoạn 2017-2019, mà vốn dĩ các dự án này đều đã phá sản và thường tự so sánh mình là sự cải tiến của Bitcoin.
Áp dụng hàng loạt phải đi đôi với việc phân phối rộng rãi. Thông qua ứng dụng, Pi Network đang phân phối các token đã được đúc sẵn cho người dùng của mình. Thuật ngữ này gọi nôm na là việc đào Pi để mọi người dễ hiểu hơn.
Xây dựng một blockchain từ giai đoạn sơ khai không phải là nhiệm vụ dễ dàng và hầu hết các dự án cuối cùng đều bị hack vì khả năng bảo mật mạng lưới yếu. Thông qua SCP (hiểu nôm na là cơ chế đồng thuận vòng tròn bảo mật mà cộng đồng Pi đang kết nối), việc bảo mật mạng lưới được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, vì Giao thức Đồng thuận Stellar rất khó hiểu, nên Pi chỉ nhấn mạnh việc khuyến khích xây dựng hệ thống vòng tròn bảo mật giữa các người dùng với nhau.
Pi cũng tự tuyên bố nó là loại tiền điện tử đầu tiên mà bạn có thể khai thác trên điện thoại. Nhưng thật ra, Monero mới là đồng tiền đầu tiên có ứng dụng Minergate.

Hướng dẫn Pi Network đăng ký & khai thác

Bước 1: Tải ứng dụng Pi Network về điện thoại

Truy cập để download app: https://minepi.com/
Các bạn lên thẳng Appstore đối với Iphone và CHPlay đối với Android và tìm app tên là minepi nhé.

Bước 2: Đăng ký tài khoản

Sau khi tải về các bạn đăng ký tài khoản. Ở bước này các bạn có thể tùy chọn đăng kí tài khoản bằng facebook hoặc sđt tùy bạn nhé. Mình khuyến khích các bạn đăng ký bằng SĐT để sau này xác minh cho dễ nhé.

Bạn chọn Việt Nam rồi điền sđt sau đó nhấn Go nhé.

Bước tiếp theo là nhập mật khẩuxác nhận mật khẩu.
Nhập các thông tin về tên của bạn. Lưu Ý Username ( này là để mình đăng nhập vào app nha, đừng quên cái này nha). Sau đó các bạn nhấn Submit để chuyển qua bước cuối cùng.

Bước cuối này bạn nhập mã giới thiệu là thaojnd (đây là mã giới thiệu của mình nhé) hoặc các bạn có thể nhập mã của ai khác nữa cũng được. Nhưng nhập mã của mình thì rất cảm ơn các bạn nhé.
Invitation code: thaojnd

  • Sau khi đăng ký hoàn tất sẽ có giao diện như trên. Các bạn nhấn vào biểu tượng dấu Tia Sét để khai thác nha.
  • Lưu ý là mỗi 24h các bạn quay lại app và bấm nhé

Cách xác minh tài khoản Pi network.

Tại màn hình chính các bạn click theo hình bạn chọn Profile sau đó màn hình sẽ
Các bạn chọn VERIFY để tiến hành xác minh tài khoản của các bạn nhé.
Lúc này sẽ có 2 tùy chọn để xác nhận. Thứ 1 là nhận code xác nhận (Chỉ áp dụng Mỹ và Canada). Thứ 2 là gửi tin nhắn đến Pi Network. Các bạn phải chọn tùy chọn 2 và bấm START.
Sau đó vào Open SMS để Pi Network soạn tin nhắn 4 chữ số.
Lưu ý là PI sẽ tạo ra bốn chữ số ngẫu nhiên và bạn không cần chỉnh sửa gì thêm chỉ cần bấm gửi nhé. Vì là gửi tin nhắn ra nước ngoài nên sẽ tốn phí gửi tin nhắn ( tầm khoảng 2000 đồng nhé ).
Sau khi xác minh thành công bạn sẽ nhận được tin nhắn thông báo như sau: “Your phone number is now successfully verified!”

Pi Network đã chính thức bật KYC cho người dùng

Thông báo chính thức từ PiCoreTeam: “Chúng tôi sẽ công bố 100.000 vị trí KYC (XÁC MINH DANH TÍNH) miễn phí sẽ mở cho những Người tiên phong trong vài tháng tới. Hàng ngày, bắt đầu từ hôm nay, hệ thống của chúng tôi sẽ tự động chọn Người tiên phong được KYC dựa trên những đóng góp tiềm năng trong quá khứ và tương lai của họ cho Pi, bao gồm Nodes, Nền tảng, cộng đồng và mức độ tương tác, v.v.”

Vậy KYC là gì (XÁC MINH DANH TÍNH LÀ GÌ)?

KYC – Know Your Customer là xác minh danh tính người dùng LÀ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƯỜI CHỦ TÀI KHOẢN LÀ AI. Giấy tờ tùy thân dùng để xác minh dang tính gồm các loại giấy tờ sau đây Hộ chiếu (Passport), CMND, căn cước, giấy phép lái xe. Khi nào Pi yêu cầu mới làm, sẽ có thông báo sau.
Đây là một quá trình pháp lý được luật pháp bắt buộc, tuân thủ theo luật chống rửa tiền toàn cầu AML.
Dựa vào cơ sở dữ liệu mà quá trình xác minh dang tính KYC thu thập được, các cơ quan chức năng có thể điều tra hoặc theo dõi các hành vi sai trái của người dùng nếu có.
Khi nào bắt đầu KYC?

Trong giai đoạn 2 của Pi bắt đầu từ 29/08/2020 sẽ có 100 ngàn thợ đào sẽ được lựa chọn để hoàn tất các thủ tục KYC, bạn nào chưa được lựa chọn trong đợt này hãy kiên nhẫn đợi tới lượt nhé!

Không KYC thì có vấn đề không?

Bạn sẽ mất tài khoản khi qua PI CHẠY CHÍNH THỨC (Mainet) đó là Giai đoạn 3. Toàn bộ số Pi các tài khoản đó khai thác được sẽ bị hỷ bỏ.

Tại Sao phải KYC?

Không KYC thì Cheater/BOTCHEAT tạo ra hàng 1000 tài khoản nhằm chiếm đoạt Pi thì sao? Vậy dự án Pi chỉ có đi vào thất bại.
Tất cả người dùng được yêu cầu KYC để bước qua giai đoạn 3. KYC chỉ là vấn đề vô cùng đơn giản, các bạn đừng lo.
Hiện tại việc hoàn tất thủ tục KYC thông qua APP Yoti mà Yoti chỉ chấp nhận Passport và Giấy phép lái xe (Thẻ nhựa) nhưng sau này có thể KYC bằng nhiều giấy tờ khác như CMND, căn cước,…

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo