Phương pháp Agile giúp các lập trình viên và các marketer phối hợp với nhau dưới 3 góc độ
- Linh Le
Mức độ tin cậy của Agile rõ ràng là không còn mới mẻ đối với các lập trình viên, những người đã dùng nó hàng thập kỷ qua và đã nhận ra những lợi ích của nó. Một trong những việc phát triển thú vị nhất là mức độ liên giao tiếp bắt đầu hình thành giữa team marketing và các lập trình viên. Các marketer cần học hỏi thêm nhiều kỹ năng mà các lập trình viên đã luyện tập hàng nhiều năm qua nhằm đáp ứng nhu cầu trong môi trường marketing ngày nay.
Mặc dù nhiều marketer sẵn sàng học hỏi, nhưng vẫn còn tồn tại chủ nghĩa hoài nghi giữa các lập trình viên về việc liệu những người này có thực sự “hiểu” không. Sau hết thì quang cảnh và phạm vi công việc mà các marketer xử lý về bản chất cốt lõi khá là khác mặc cho có giao tiếp qua lại với nhau. Trong nhiều trường hợp, 2 team này nhận thấy chính họ khác lạ so với team còn lại – sự căng thẳng xảy ra khi một marketer bắt đầu nhận trách nhiệm liên quan nhiều tới phần mềm hơn. Để lí giải cho việc hoài nghi của các lập trình viên, hãy đối mặt với thực tế: các marketer hiếm khi có nền tảng lập trình.
Ngược lại, khi stack (một bộ những kỹ năng cần thiết) trong marketing ngày càng trở thành “dịch vụ được quản lý” thì các lập trình viên được phép có thêm thời gian và không gian để làm việc với những ý tưởng có giá trị cao hơn. Các marketer chỉ đơn giản là cần một phương pháp tiếp cận với việc quản lý phần mền, và họ đang làm theo những gì mà các lập trình viên vẫn làm. Điều này chính là dấu hiệu cho thấy khả năng cho 2 team có thể liên kết mạnh mẽ và tạo nên mối quan hệ có năng suất hơn. Các lập trình viên có thể băn khoăn rằng “làm sao tôi có thể tạo nên ảnh hưởng tới team marketing nhằm tiếp nhận Agile theo cách có thể khiến cho cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn khi nó giúp chúng tôi hợp tác làm việc với những thứ vận hành doanh nghiệp?” Dưới đây là một vài lợi ích khi suy nghĩ như thế:
Đồng phương tương tính (synchronicity) giữa các team cải thiện hiệu suất
Có lẽ một trong những lợi ích lớn nhất của lập trình viên là khi cả hai team hoàn toàn đồng bộ với nhau. Cùng tuân theo phương pháp Agile có nghĩa là cùng có chung những công việc tồn đọng và cùng chung những ưu tiên mà cả hai team đều cùng nhìn thấy được. Làm việc với cùng danh sách những việc chưa giải quyết và bảng tiến độ công việc cải thiện sự hợp tác, vì mọi người có thể thấy điều gì đang được thực hiện, điều gì đã xong và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Công cụ Agile cũng có thể giúp cả team đồng thuận với nhau. Tuân theo tiến trình công việc có thể đảm bảo việc bàn giao công việc, không có sai sót và việc theo dõi tiến độ đúng lịch trình. Sẽ không có chuyện làm thay thế người khác đối với các team vận hành cùng lúc như một cỗ máy, và Agile có khả năng hiện thực hóa điều này. Các lập trình viên hoàn toàn được lợi từ điều đó.
Xóa nhòa ranh giới đem tới cải tiến
Dùng chung quy trình Agile có nghĩa là team marketing sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu của team lập trình và quy trình phát triển phần mềm. Điều này củng cố năng lực cho team marketing nhằm đem lại những đóng góp quan trọng, dự đoán trước các vấn đề và tham gia vào những dự án với mức độ tận tâm cao hơn. Khi hai team kết hợp thì những vai trò rạch ròi sẽ nhòa dần đi – các lập trình viên sẽ có cơ hội tham gia vào việc phát triển doanh nghiệp và thiết kế, các marketer sẽ có cơ hội tham gia vào các quyết định về những lựa chọn mang tính kỹ thuật. Khi chúng ta làm việc vượt ngoài lĩnh vực mà mình sành sõi thì chúng ta sẽ mang lại những ý tưởng mới mẻ, từ đó tạo nên cải tiến.
Các team làm việc theo Agile sẽ gắn kết với nhau hơn
Những team này không chỉ có năng suất và sáng tạo hơn, mà họ còn liên kết với nhau hơn. Điều này một phần là vì Agile có xu hướng tái tổ chức các team thành những nhóm làm việc đa chức năng, tập trung vào cải tiến doanh nghiệp. Đây không phải là yêu cầu của Agile nhưng nó chính xác là yếu tố dẫn tới những thay đổi đáng kể nhất. Theo nghiên cứu của Gallup, “Các team có từ 5 tới 9 nhân viên có tính liên kết cao hơn so với các team có 10 nhân viên hoặc hơn.” Lợi ích này có thể đạt tới mức các team marketing và lập trình có thể tổ chức lại cách làm thông qua Agile.
Các lập trình viên có thể giúp đỡ team marketing như thế nào?
- Vấn đề lớn nhất là: hiểu rằng Agile phải được tiếp nhận theo hướng marketing. Để team marketing áp dụng quy trình Scrum thôi là chưa đủ.
- Mọi người vẫn nói rằng khả năng nắm giữ một phương pháp Agile phức tạp của team marketing sẽ không thể hoàn hảo ngay từ đầu được, nên điều quan trọng là giúp họ bắt đầu từng chút một theo quy tắc và kiên nhẫn.
- Cùng với tư duy (mindset), team marketing cũng sẽ mất thời gian nắm bắt được những thay đổi trong tư duy cần thiết để đạt được lợi ích toàn diện của phương pháp Agile.
- Hiểu rằng lãnh đạo của team marketing cần phải được học về Agile trong môi trường kinh doanh. Đặc biệt là họ cần hiểu những thay đổi cần thiết trong tư duy. Ví dụ, họ phải hiểu rằng đây là một cuộc dịch chuyển từ một cú nổ big bang cho ngành marketing cho tới nhiều đổi mới nhỏ lẻ và sẽ to lớn dần. Giới lãnh đạo cần hiểu và thấy được lợi ích của vấn đề này, hoặc họ sẽ phải gặp khó khăn cùng cực khi muốn hòa nhập.
Khi thế giới của các lập trình viên và các marketer xích lại gần nhau hơn về mục tiêu và kỹ năng thì mọi người sẽ thấy rõ điều này thực sự tuyệt vời đối với tất cả. Không ai bị dẫm đạp lên cả, và với chút kiên nhẫn thì cả team marketing có thể mạnh mẽ hơn nhờ vào team lập trình, từ đó sẽ tích cực và năng suất hơn trong suốt thời gian diễn ra dự án.
Nguồn bài viết : https://sdtimes.com