Phần mềm lậu mất thị trường khi Microsoft bắt đầu dịch vụ kinh doanh mới

Ngoc Huynh

Với lộ trình phát triển Windows của Microsoft và những thay đổi của các nhà bán lẻ tại Việt Nam, thói quen cài Windows không bản quyền của một bộ phận không nhỏ người dùng sẽ phải thay đổi.

Tại hội nghị Microsoft Ignite đã diễn ra vào vài ngày trước, ông Jerry Nixon, một nhân viên phát triển của Microsoft cho biết Windows 10 sẽ là “phiên bản cuối cùng”, và phiên bản Windows 8.1 đã được tung ra thị trường vào năm ngoái chỉ là bước đệm để phát triển Windows 10.

Microsoft khẳng định rằng Windows sẽ được chuyển giao như là một dịch vụ, các nhà phân tích nói rằng người dùng sẽ phải trả tiền để nâng cấp các phiên bản và tính năng cần thiết sau một năm được sử dụng miễn phí.

Các nhà phân tích cho biết Windows 10 có thể giúp chặn đứng việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam.

Các nhà bán lẻ máy tính trong nước gần đây đã ngừng cài đặt phần mềm Windows lậu cho những người mua máy tính. Họ chỉ giúp cài đặt phiên bản Windows dùng thử. Sau 30 ngày dùng thử, người dùng sẽ có 2 lựa chọn, hoặc mua phần mềm Windows có bản quyền với mức giá hàng triệu đồng, hoặc cài đặt phần mềm Windows bẻ khóa không có bản quyền có tại các của hàng máy tính trên toàn quốc.

Đĩa cài đặt phần mềm Windows lậu có mức giá chỉ 20,000 đồng. Thậm chí, người dùng có thể không phải bỏ tiền nếu tải các bản cài đặt chứa phần mềm bẻ khóa trên Internet.

Một chuyên gia bảo mật cho biết hầu hết người dùng Việt Nam đều không quan tâm đến những rủi ro mà mọ sẽ gặp phải khi sử dụng phần mềm lậu. Các phiên bản Windows không bản quyền có mức giá rẻ được cung cấp bởi các cửa hàng máy tính thì chứa nhiều lỗi sẽ gây hại đến máy tính của người dùng về lâu dài.

Ông cũng cảnh báo về một số bộ cài đặt trên internet có chứa malware và phần mềm gián điệp có thể đánh cắp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của người dùng.

Nhiều nhà bán lẻ trong nước đã bắt đầu phối hợp với Microsoft để chống lại nạn vi phạm bản quyền. Các nhà bán lẻ hiện nay bán các sản phẩm cùng với phần mềm có bản quyền đã được cài đặt sẵn.

Ví dụ: hiện nay Phong Vũ bán máy tính để bàn cùng với trình duyệt Bing và phần mềm Windows 8.1 đã được cài đặt sẵn, trong khi đó Thế Giới Di Động, một trong những chuỗi cung ứng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay cũng bán laptop kèm với phần mềm Windows và Office.

Ông Đoàn Văn Hiếu Em, nhà điều hành cấp cao của Thế Giới Di Động cho biết việc bán máy kèm hệ điều hành có bản quyền cũng thể hiện thái độ tuân thủ “luật chơi” quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý đến vấn đề là các máy tính với phần mềm Windows có bản quyền sẽ có giá đắt hơn nhiều.

Một nhà phân tích nói rằng hiện nay người dùng tại Việt Nam phải trả 1.7 triệu đồng cho Windows 7 và 2.7 triệu đồng cho Windows 8.1, trong khi các phiên bản Office thì có mức giá rẻ hơn là 900,000 ngàn đồng.

Như vậy, một laptop với phần mềm có bản quyền sẽ có giá đắt hơn 2.5 triệu đồng.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/