Nodal: Xây dựng các máy chủ Web nhỏ gọn dựa trên Node.js

Ngoc Huynh

Công nghệ mới giúp việc triển khai máy chủ nhanh và dễ dàng hơn nhưng hiện tại vẫn chưa thể cạnh tranh với các đối thủ lớn như Nginx và Apache.

Công nghệ Nodal sẽ giúp “các máy chủ Web được tạo ra một cách dễ dàng” qua Node.js.

Hiện tại công nghệ này đã có phiên bản beta, Nodal là một framework và máy chủ Web được xây dựng dựa trên kiến trúc Microservices (kiến trúc nhiều dịch vụ nhỏ) và được dùng để triển khai môđun và các máy chủ Web riêng biệt. Nó có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau từ dịch vụ HTTP đơn giản cung cấp máy chủ đã tạo ra giao thức HTML cho tới API server để làm “giàn giáo” cho các ứng dụng chỉ có 1 trang duy nhất.

Các dự án có thể được triển khai sang đám mây Heroku. “Các máy chủ Nodal thì không phải là những kiến trúc Monolith,” theo trang GitHub.

Keith Horwood – lập trình viên của Nodal, đã nhấn mạnh về tính đơn giản của công nghệ và việc sử dụng Node.js – một nền tảng phía máy chủ nổi tiếng của JavaScript. “Các lập trình viên sẽ cảm thấy thích thú về Nodal nếu họ quan tâm đến việc triển khai máy chủ đơn giản hơn, các design pattern cứng nhắc, và các idiom đã đẩy nhanh quá trình đi từ khái niệm đến chuyển giao. Ngoài ra, Nodal còn có khả năng phối hợp các thành viên trong nhóm để tăng tốc độ làm việc một cách nhanh chóng và sử dụng kích thước và phạm vi của hệ sinh thái Node.js,” ông Horwood nói. “Nodal sử dụng cú pháp hiện đại của ES6 và sẽ nhanh chóng làm cho các lập trình viên quen với sự thay đổi của JavaScript.

Nhưng hiện tại Nodal vẫn chưa thể cạnh tranh với các máy chủ Web nổi tiếng khác như Nginxhay Apache. “Apache và Nginx thì rất phát triển và thực hiện nhiều việc mà Nodal không thể làm,” ông Horwood cho biết. “Giá trị cốt lõi của Nodal là triển khai và phát triển sản phẩm đơn giản. Nó bị ảnh hưởng rất nhiều từ Django và Rails, với những sự bổ sung thêm vào được cung cấp bởi hệ sinh thái và môi trường Node.js.

Một máy chủ Web được viết bằng Node.js sẽ hưởng lợi từ sự bất đồng bộ I/O với một sự kiện lặp (event loop), ông Horwood giải thích. “Điều này có nghĩa là một máy chủ Node.js đơn có thể xử lý hàng ngàn các yêu cầu HTTP đồng thời,” ông nói. Điều đó cũng còn có nghĩa là các chức năng như proxy có thể được thực hiện rất dễ dàng.

Hiện tại đã sẵn sàng để phát hành phiên bản 1.0 với các tính năng chẳng hạn như hỗ trợ WebSocket và tái cấu trúc (refactor) ảnh hưởng đến sự mở rộng.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://www.infoworld.com/