Những Trò Lừa Đảo Phổ Biến Qua Facebook Trong Năm 2014 Tại Việt Nam

Ngoc Huynh

Facebook là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo ở nhiều nước nơi mà mạng xã hội lớn nhất thế giới này được ưa chuộng, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ.

Trong khi số vụ lừa đảo nhằm vào người sử dụng Facebook ở Việt Nam trong năm qua, thì danh sách ba vụ lừa đảo nổi bật đã được công bố trên diễn đàn về các hacker “mũ trắng” của công ty bảo mật Bkav vào ngày 30/12

Thuật ngữ “mũ trắng” là một từ lóng trong Internet, nó đề cập đến hacker máy tính có đạo đức, hay một chuyên gia về bảo mật máy tính, người này chuyên nghiên cứu sự xâm nhập và các phương pháp luận nghiên cứu khác để đảm bảo tính bảo mật hệ thống thông tin của một tổ chức.

Vụ lừa đảo mà nhiều người biết đến là vụ ‘có chú làm ở Viettel,” người mạo danh này đã lừa bịp người dùng tham gia vào một chương trình khuyến mãi không đúng sự thật được tổ chức bởi công ty Viettel, một công ty về mạng điện thoại lớn nhất Việt Nam.

Kẻ lừa đảo mạo danh ‘có chú làm ở Viettel” để phát tán tin nhắn trên Facebook, người này nói rằng công ty viễn thông đang có một chương trình đặc biệt, khi người dùng nạp thẻ điện thoại thì giá trị thẻ nạp sẽ được tăng lên từ 10-20 lần.

Để tham gia vào chương trình khuyến mại này thì người sử dụng làm theo hướng dẫn và điền một chuỗi mã số mà kẻ lừa đảo nói rằng “đây là mã số bí mật để xác nhận rằng bạn có thể tham gia chương trình,” trên điện thoại, bạn chỉ cần có mã số của thẻ nạp trả trước và một số điện thoại.

Mục đích của mã số là để chuyển toàn bộ số tiền của thẻ cào trả trước tới tại khoản của kẻ lừa đảo.

Có nhiều người nhẹ dạ đã trở thành nạn nhân của trò lừa bịp này. Một số khác thì tài khoản facebook bị hack, điều này có nghĩa là các tin nhắn lừa đảo được đăng trên Timeline (dòng thời gian) của bạn bè một cách tự động để phát tán sự lừa gạt với tốc độ nhanh chóng mặt.

Viettel đã thông báo rằng công ty chưa bao giờ triển khai một chương trình khuyến mại như thế.

Người đàn ông được cho rằng đứng đằng sau vụ lừa đảo này đã bị bắt với tội lừa đảo, công an Hà Nội đã thông báo vào thứ Năm.

Đỗ Văn Dũng, đến từ Quảng Trị đã bị bắt với tội lừa đảo, theo như ông Lê Hồng Sơn, trưởng phòng công an phụ trách phòng chống tội phạm công nghệ cao cho biết.

Đỗ Văn Dũng năm nay 20 tuổi đã kiếm được hơn 30 triệu đồng từ lừa đảo, ông Sơn cho biết.

Hình thức lừa đảo lan truyền rộng trên Facebook là “vẽ Chibi,” hình thức này lôi kéo người dùng nhấp vào một đường link dẫn đến một trang web mà tạo ra hình chibi một cách tự động từ hình của người dùng.

Chibi là một từ lóng trong tiếng Nhật, nó có nghĩa là người lùn xủn hay đứa trẻ nhỏ. Nếu bạn là fan của truyện tranh nhật bản thì bạn sẽ quen thuộc với những hình ảnh của các nhân vật trong truyện đôi khi được vẽ theo kiểu “đầu thì bự mà đít teo “khi tác giả muốn thể hiện một tình huống hài hước hay ngờ nghệch nào đó.

Một khi các nạn nhân nhấp vào đường link, một chương trình phần mềm độc hại sẽ được cài đặt một cách bí mật trên máy tính, chương trình này sẽ tự động phát tán tin nhắn lừa đảo tới Facebook của bạn bè, và thích hay theo dõi các trang mà kẻ lừa đảo sở hữu.

Trò lừa đảo tiếp theo là “giả mạo các trang tin tức,” theo công ty Bkav cho biết.

Kẻ xấu đưa lên Facebook một tiêu đề gây sốc, hình ảnh minh họa nhạy cảm (thu hút người đọc) và nguồn liên kết bên dưới được ghi theo các trang tin uy tín. Người dùng khi truy cập sẽ bị chuyển hướng đến trang độc hại và có nguy cơ nhiễm mã độc, chiếm tài khoản Facebook.

Việt Nam có 36 triệu người dùng internet, với gần 25 triệu người đang sử dụng Facebook, báo Thời Báo Sài Gòn cho biết.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://tuoitrenews.vn/