Những phát ngôn đáng chú ý tại sự kiện đầu tiên về AI ở VN

Tram Ho

Các chuyên gia trở về từ thung lũng Sillicon cho rằng kỹ sư Việt hoàn toàn có thể làm về trí tuệ nhân tạo và khẳng định kỷ nguyên AI đã bắt đầu tại Việt Nam.

Kể về câu chuyện làm chatbot giao tiếp được với người Việt theo cách tự nhiên nhất, diễn giả Phạm Kim Cương đưa ra nhiều dẫn chứng thú vị để khiến một chatbot từ chỗ “ngớ ngẩn” trở nên thông minh và có cảm xúc hơn.

 

Lấy cảm hứng từ câu nói của CEO Google – “Technology is the great equalizer” (Công nghệ giúp số đông chưa phát triển trở nên bình đẳng hơn với thiểu số đã phát triển), ông Phạm Kim Cương, người sáng lập chongiadung.com, cho rằng AI là cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.

 

Tác giả của Unikey và Labankey cho nhiều khách mời thấy độ khó của việc xử lý ngôn ngữ tiếng Việt bằng AI.

 

Tiến sĩ Bùi Duy Bách – nhà đồng sáng lập Arimo (công ty nổi tiếng ở Thung lũng Silicon trong lĩnh vực AI) – dẫn chứng câu chuyện anh Quoc Le, người Việt Nam ở Google có công đưa Deep Learning vào thực tế, khôi phục làn sóng nghiên cứu và ứng dụng AI đã dậm chân tại chỗ trong nhiều năm.

 

Chuyên gia về AI này cũng “cảnh tỉnh” những ai đang thần thánh hóa khái niệm Deep Learning và mơ ước có trong tay công nghệ này. Theo ông Bách, doanh nghiệp cần hiểu sâu về Machine Learning và mô hình kinh doanh của mình để kết hợp chúng lại với nhau. Và “Deep Learning (học sâu) như một con dao sắc giúp người đầu bếp nấu nhanh hơn, chứ bản thân người đầu bếp (ở đây là startup) phải hiểu công thức mới có thể cho ra món ăn ngon”, đồng sáng lập Arimo ví dụ.

 

Các diễn giả tại Zalo AI Summit đều khuyên các lập trình viên, nhà phát triển Việt Nam đọc và học hỏi thật nhiều vì tri thức về AI được cộng đồng chia sẻ khá rộng rãi. Tuy nhiên, việc học nhiều cũng đi kèm với việc hiểu được vấn đề, bản chất và nó có ứng dụng được cho bài toán doanh nghiệp đang đối mặt hay không.

 

Trước câu hỏi AI phát triển có đe dọa đến ngành nghề truyền thống hay không, các diễn giả cho rằng chuyện AI thay thế con người vẫn sẽ diễn ra nhưng tùy vào lĩnh vực, nhất là những công việc liên quan đến cảm xúc, cảm nhận, sáng tạo… chẳng hạn như nghề báo, người làm nghệ thuật.

Ông Vương Quang Khải tiết lộ Zalo đã lập một trung tâm nghiên cứu lấy tên là Zalo AI để viết tiếp giấc mơ bắt kịp làn sóng công nghệ toàn cầu của những kỹ sư Việt. Theo ông Khải, Zalo Brain và Zalo Assistant là 2 sản phẩm đầu tiên của trung tâm này. “Đây là một cơ hội mang tính cách mạng cho Việt Nam, và khát vọng của chúng tôi là trở thành một phần của cuộc cách mạng đó”, ông Khải chia sẻ.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Techtalk