Những kẻ lừa đảo tại Việt Nam “câu like” để làm sống lại người chết

Ngoc Huynh

Khi Mark Zuckerberg tạo ra “nút like” dành cho mạng xã hội Facebook vào năm 2009, thì anh không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng tính năng đặc biệt nhất của Facebook một ngày nào đó sẽ làm sống lại người chết.

Nghe thì có vẻ lạ lùng, nhưng thực tế các trang Facebook đã được tạo ra nhằm thu thập một lượng “like” khổng lồ để “giành lại sự sống” cho các nhân vật của công chúng đã qua đời là một hiện tượng phổ biến của người dùng Facebook tại Việt Nam.

Mới đây có trang Facebook “Like cho Duy Nhân sống lại” đã thu được hơn 3,400 lượt “like”.

Người mẫu Duy Nhân đã qua đời vào ngày 10/5 sau sáu tháng chống chọi lại căn bệnh ung thư máu, và các trang Facebook khác cũng đã được xuất hiện hầu như ngay lập tức sau khi tin về cái chết của anh được thông báo cùng ngày.

Cho dù có 1 tỷ lượt “like’ thì cũng sẽ không bao giờ có thể giúp Duy Nhân sống lại, và việc tạo ra những trang như thế có thể thấy được là đánh lừa và có ý đồ xấu.

Mặc dù những cái tên Facebook này nghe vô lý, những vẫn có hàng ngàn Facebooker vẫn nhấp vào nút “like”, kết quả là hàng chục ngàn liker (người thích), hay follower (người theo dõi), trên các trang Facebook lừa đảo này.

Cũng dễ hiểu cho những người đã “like” các trang này bởi vì họ có thể là những người hâm mộ trung thành và họ sẽ làm bất cứ điều gì với hy vọng có thể gặp lại thần tượng của họ một lần nữa.

Nhưng cũng có những người “like” chỉ để có thể để lại ý kiến lên án những người đã tạo ra các trang này vì họ biết mục đích thực sự đằng sau các trang như vậy.

Cày like (like-farming) nhẫn tâm

Thủ đoạn ở những trò câu “like” này là những người tạo ra các trang sẽ thay đổi tên của các trang Facebook sau khi họ đã có hàng trăm ngàn lượt thích và chia sẻ để quảng cáo một số sản phẩm và từ đó nhận được mức tiền hoa hồng cao.

Họ cũng có thể bán các trang cho những người khác, những người cần một số lượng lớn các follower cho các hoạt động kinh doanh của mình hoặc bất kỳ loại hoạt động nào.

Và thực tế chúng ta gọi đó là ‘like-farming” (cày like).

Theo Hoax Slayer, một trang web mà đã bóc trần những trò lừa đảo trên Internet, thì ‘like-farming” là một chiến thuật mà trong đó các trang Facebook được thiết kế để “không làm gì khác hơn ngoài tăng sự nổi tiếng của họ bằng cách lừa người dùng vào trò câu “like” của mình.”

Mục tiêu của những like-farmer vô đạo đức là để tăng giá trị của các trang để họ có thể được bán trên thị trường chợ đen cho những kẻ lừa đảo khác và/hoặc sử dụng để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ không rõ ràng và phân phối các trò gian lận khác.

“Một trang mà càng có nhiều lượt “like”, thì giá trị bán lại và tiếp thị càng cao,” trang web này cho biết.

Có rất nhiều trò gian lận like-farming khác, không chỉ phổ biến rộng rãi ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên Đây là, không phải là một bất ngờ cho gần 1,4 tỷ người sử dụng Facebook hiện nay trên toàn thế giới, theo thống kê của Hoax Slayer đã được công bố vào đầu năm nay.

Các trò lừa đảo Like-farming có xu hướng câu “like”, chia sẻ hoặc bình luận qua những câu chuyện chân thành hoặc những hình ảnh gây xúc động, có cả những bức ảnh và những câu chuyện hầu như là không đúng sự thật.

Những kẻ lừa đảo nói với người dùng Facebook rằng một lượt “like” có nghĩa là bạn quan tâm đến những người/những câu chuyện đó, trong khi một “bình luận” đại diện cho một lời cầu nguyện.

Nhiều người dùng Facebook Việt Nam hiện nay đã có sự nhận thức với các trò gian lận, nhưng số lượng còn rất ít, bằng chứng là qua các trang Facebook hiện nay như việc “like” để giúp Duy Nhân sống lại.

Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc của Nam Trường Sơn, một công ty bảo mật Internet, đã nhắc lại lời cảnh báo trong một cuộc nói chuyện gần đây với báo Tuổi Trẻ (Youth).

“Các like-farmer thì đã quá nhẫn tâm khi họ lợi dụng bất kỳ câu chuyện đau lòng nào hoặc những người đã chết để phục vụ mưu đồ của họ,” ông nói.

“Họ cẩn thận xem tin tức để tạo trang mới để lợi dụng sự đồng cảm và sự nhiệt tình của mọi người.”

Ông Vũ cho biết những kẻ lừa đảo có thể bán các trang Facebook cho người khác để trục lợi, hoặc lừa người dùng Facebook nhấp chuột vào những liên kết đến các trang web độc hại.

“Máy tính của họ bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại nếu họ truy cập vào các trang web độc hại, và các thông tin cá nhân của họ cũng có thể bị đánh cắp,” ông nói thêm.

“Bạn có thể giúp đỡ những kẻ lừa đảo chỉ đơn giản bằng cách “like” một trang Facebook.”

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://tuoitrenews.vn/