Nhiều công ty công nghệ nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Ngoc Huynh

Một số công ty công nghệ của nước ngoài như công ty LG của Hàn Quốc, công ty Fuji Xerox của Nhật Bản và công ty Compal của Đài Loan gần đây đã công bố kế hoạch tăng cường đầu tư hay bắt đầu lại các dự án đang làm dở tại Việt Nam nhằm hưởng lợi từ chi phí thấp và các chính sách khuyến khích của chính phủ.

Theo Reuters, công ty LG Electronics dự kiến sẽ di chuyển dây chuyền sản xuất TV tại Thái Lan sang Việt Nam vào cuối tháng Tư hoặc đầu tháng Năm này để giảm chi phí.

Hằng năm LG sản xuất khoảng 600,000 bộ TV tại nhà máy ở Thái Lan, trong đó có 100,000 bộ dành cho việc xuất khẩu.

Tại Việt Nam, ban đầu LG đã đầu tư 300 triệu đôla Mỹ vào việc sản xuất các thiết bị điện tử và đồ gia dụng tại khu công nghiệp Trảng Duệ, Hải Phòng, nhưng sau đó công ty đã quyết định tăng mức đầu tư lên 1.5 tỷ đôla Mỹ để xây dựng một khu phức hợp nhà máy. LG sẽ xuất khẩu tất cả sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam.

Ông Nipon Wongsaengarunsri, giám đốc marketing của LG Electronics tại Thái Lan cho biết họ muốn có một cơ sở trong khu vực với các máy móc mới cho việc sản xuất TV, quy mô tương tự các nhà máy ở Hàn Quốc. Hãng coi Việt Nam là địa điểm tốt nhất.

Ông Nipon nói công ty mẹ coi Việt Nam là quốc gia đáng giá nhất để đầu tư.Ông cho biết lương nhân công là một yếu tố nhưng cái chính là đảm bảo chất lượng, cũng như công tác hậu cần.

Theo Reuters, công ty LG mất khoảng 2 tuần để vận chuyển các linh kiện được nhập khẩu từ Trung Quốc sang Thái Lan trong khi nếu nhà máy ở Việt Nam thì chỉ mất 1 tuần.

Một nguồn tin từ LG Electronics tại Seoul cho biết mảng sản xuất TV tại Thái Lan khá nhỏ. Vì vậy, việc chuyển giao sẽ làm tăng hiệu suất khi hãng đang nhập hai nhà máy tại Việt Nam.

Những người trong ngành cho biết Chính phủ đang đưa ra nhiều chính sách khuyến khích dành cho các công ty nước ngoài hoạt động trong khu vực công nghệ cao, thì việc dịch chuyển dây chuyền sản xuất của LG từ Thái Lan sang Việt Nam để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh là điều dễ hiểu.

Truyền thông quốc tế đưa tin công ty Compal của Đài Loan sẽ bắt đầu lại hoạt động của nhà máy tại Việt Nam trong năm nay để tận dụng các chính sách khuyến khích và giải quyết việc giá nhân công tăng tại Trung Quốc.

Vào năm 2007, Compal đã thông báo khoản đầu tư 500 triệu đôla Mỹ vào cơ sở sản xuất laptop tại Việt Nam và đã dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2009. Nhưng dự án sau đó đã bị trì hoãn.

Nhà máy của Compal tại Việt Nam sẽ sản xuất smartphone thay vì sản xuất laptop như kế hoạch ban đầu. So với các cơ sở sản xuất smartphone khác của Compal tại Trung Quốc, thì nhà máy tại Việt Nam gần hơn với chuỗi cung ứng smartphone tại Thâm Quyến.

Hiện tại, công ty Fuji Xerox đang có kế hoạch phát triển thêm một nhà máy tại Hải Phòng để biến nó thành trung tấm sản xuất mạnh nhất trong khu vực.

Tập đoàn Kingtec của Đài Loan hiện đang xây dựng một nhà máy tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương để sản xuất các sản phẩm điện tử dành cho xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ. Trong giai đoạn đầu tiên, khoản đầu tư của dự án là 30 triệu đôla Mỹ.

Năm ngoái Microsoft cho biết dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc, Hungary và Mexico sẽ được chuyển sang Việt Nam và nhà máy Nokia ở Bắc Ninh sẽ là cơ sở sản xuất lớn nhất.

Việc đánh giá Việt Nam là một trong những cơ sở sản xuất quan trọng, Intel đang mở rộng đầu tư vào dây chuyền chất bán dẫn và cơ sở thử nghiệm tại công viên công nghệ cao Sài Gòn.

Các nhà phân tích nhận định nhiều công ty đa quốc gia đã chọn Việt Nam sau khi họ đương đầu với diễn biến thị trường bất lợi ở Trung Quốc. Thêm vào đó nhiều chính sách khuyến khích đầu tư dành cho các công ty công nghệ, chi phí điện và nước tại Việt Nam thì thấp hơn các thị trường khác.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/