Nhân lực CNTT đang đối mặt với sự sụt giảm cả về số lượng lẫn chất lượng

Ngoc Huynh

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, lĩnh vực công nghệ thông tin đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam đang ở tình trạng báo động khi thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.

Thiếu nguồn nhân lực

“Để mở rộng sản xuất, trong đợt tuyển dụng đầu tiên của năm 2017, chúng tôi đang tuyển dụng hàng ngàn kỹ sư và cử nhân đã tốt nghiệp hoặc sẽ tốt nghiệp trước ngày 31/12/2017,” theo thông báo mới nhất của Samsung Việt Nam vào tháng 3/2017.

Hiện tại Samsung có 8 trung tâm và nhà máy với hơn 150.000 triệu nhân viên trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, họ đang cần một số lượng lớn nhân lực để đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

FPT Software hiện có 10.000 nhân viên đang làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện kế hoạch phát triển giai đoạn 2017 – 2020, ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch của FPT Software đã nhấn mạnh rằng họ có kế hoạch tuyển dụng 20.000 nhân viên cho tất cả các vị trí liên quan đến quản lý, lập trình viên, kỹ sư cầu nối, COMTOR (Người truyền đạt – Communicator), và quản lý dự án.

Nhiều vị trí đưa ra mức lương cao và làm việc tại nước ngoài, chẳng hạn như các cơ hội làm việc lâu dài ở Nhật Bản với mức lương từ $2.800-$3.000 mỗi tháng.

“Chúng ta có lợi thế về khả năng chuyển đổi kỹ thuật số và khả năng mở rộng nhanh về nguồn nhân lực khoảng 30-40% mỗi năm,” ông Tiến cho biết.

FPT Corporation đang cần tuyển dụng gần 50.000 nhân sự cho các vị trí thực tập sinh, quản lý, trưởng nhóm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và kinh tế vào năm 2020.

Nhu cầu nhân lực CNTT đang tăng trưởng nhanh ở VNPT, Viettel, CMC, và một loạt các công ty phần mềm CNTT, các startup trong nước, và các công ty đa quốc gia đang hoạt động ở Việt Nam, chẳng hạn như Samsung, LG, Intel, và IBM, để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và các đơn đặt hàng mới.

Theo báo cáo mới nhất, vào năm 2020 chúng ta sẽ thiếu hụt khoảng 500.000 nhân lực

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện tại tổng số nhân lực CNTT có hơn 600.000 nhân viên. Trong số này, các nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực phần cứng có khoảng 300.000.

Số lượng còn lại là đang làm việc trong lĩnh vực phần mềm và sáng tạo nội dung số. Việt Nam được dự đoán sẽ cần 1,2 triệu nhân viên CNTT vào năm 2020.

Chất lượng thấp

Không những thiếu nhân lực, mà chất lượng nguồn nhân lực CNTT cũng là mối quan tâm hiện nay.

Tại nhà máy LG ở Hải Phòng, các kỹ sư CNTT đang làm việc tại trung tâm R&D phải tham gia đào tạo thêm trong vòng 3 năm, các lao động liên quan đến kiểm thử chất lượng và bảo hành sản phẩm phải tham gia đào tạo từ 4 tháng đến một năm, trong khi các lao động ở bộ phận lắp ráp sẽ làm việc sau một tháng đào tạo.

Tại FPT, các kỹ sư CNTT tốt nghiệp đại học sẽ phải bắt buộc tham gia đào tạo lại trong vòng một năm

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến đào tạo và tái đào tạo, Samsung đã đầu tư hơn 38 tỷ đồng (tương đương 1,8 triệu đô la Mỹ) để hỗ trợ các trường đại học Việt Nam phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, trong khi đó Huawei cũng đã bỏ ra 2 triệu đô la Mỹ vào các chương trình xã hội, chủ yếu tập trung vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tại buổi họp được tổ chức gần đây với đại học FPT University, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ ra nhu cầu dành cho nguồn nhân lực CNTT đã tăng một cách đáng kể, trong khi số lượng các sinh viên tốt nghiệp thì rất giới hạn và không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.

Một lý do quan trọng được đưa ra là môi trường giáo dục cao hơn không đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nền kinh tế

Ông Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch của đại học FPT cho biết ngành CNTT đang phát triển và thay đổi từng ngày, vì vậy chúng ta cần phải có một kế hoạch đào tạo hợp lý trong thời gian ngắn nhất để mà những những người bình thường cũng có thể tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (fourth industrial revolution).

Ông Trương Minh Tuấn – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên về điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và bảo mật thông tin.

Ông nói mục tiêu không chỉ tập trung vào số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng chuyên môn và đặc biệt là có kỹ năng mềm cần thiết và các kỹ năng ngoại ngữ tốt để hội nhập sâu hơn vào thị trường công nghệ toàn cầu.

“Năm 2017, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo việc đào tạo nhân lực CNTT và viễn thông sẽ đáp ứng các nhu cầu thị trường và xu thế phát triển công nghệ trên thế giới, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn