Nhà phát hành game của Trung Quốc bị tố cáo sao chép game của Việt Nam

Ngoc Huynh

Halloween Nightmare, một trò chơi của Việt Nam bị sao chép bởi nhà phát hành game Trung Quốc Atom Boog, đưa lên chợ ứng dụng Windows phone của Trung Quốc.

BKGM Studio đã tố cáo nhà phát hành game của Trung Quốc có tên Atom Boog đánh cắp sản phẩm của mình là Halloween Nightmare đưa lên chợ ứng dụng Windows phone của Trung Quốc.

Theo như đưa tin công ty Trung Quốc đã xóa splash screen của Studio Việt Nam trước khi đăng tải trò chơi lên chợ ứng dụng Windows phone của Trung Quốc, với lời giới thiệu về nhà phát hành game mới mà không có thông tin về lập trình viên. Trò chơi có tên là: Halloween Nightmare Adventure.

BKGM Studio đã phát hiện ra việc sao chép vào ngày 14/3 và ngay lập tức đã gửi một báo cáo cho cửa hàng cùng ngày. BKGM đã nhận được sự phản hồi từ Windows Phone store cho biết báo cáo đã được trình lên Microsoft và sẽ được xem xét lại và được phản hồi nhanh chóng.

Bản phác thảo thiết kế của Halloween Nightmare.

Halloween Nightmare được lập trình trong vòng một tháng, trò chơi này đã được đăng tải lên chợ ứng dụng Windows phone vào ngày 14/11/2014 và vẫn đang được cập nhật.

Trò chơi được tạo ra bởi một nhóm các lập trình viên trẻ của Việt Nam, và được thực hiện dựa trên các ý tưởng và thiết kế đồ họa. Trò chơi có mặt trên cả ba hệ điều hành: Android, iOS và WindowsPhone.

Theo như mô tả trên chợ ứng dụng Windows Phone, thì trò chơi Halloween nightmare có đặc điểm là có một chàng trai kỳ lạ đang đuổi theo ký ức của mình thông qua các bẫy thử thách và các câu đố.

Trong một bài phỏng vấn với Biz Hub, lập trình viên Lê Việt Hà cho biết có nhiều trò chơi quốc tế đã được nhái lại bởi các lập trình viên Việt Nam và ngược lại, chẳng hạn như trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông.

Thiết kế đồ họa của trò chơi trên máy tính.

Hà nói rằng trong lúc ý tưởng của Flappy Bird đã được nâng lên để tạo ra một trò chơi tương tự, thì với các thiết kế đồ họa khác biệt, trò chơi Halloween Nightmare đã bị sao chép toàn bộ.

“Chỉ có điều khác biệt duy nhất là họ đã thêm các quảng cáo vào trong trò chơi và đăng tải lên chợ ứng dụng của Trung Quốc với tên của game, logo và ảnh màn hình đã bị thay đổi,” Hà nói. “Trong lúc đó, chúng tôi đưa ra trò chơi miễn phí trên chợ ứng dụng Windows Phone mà không có bất kỳ quảng cáo nào.”

Hà cho biết cửa hàng ứng dụng của Apple đã giải quyết các vụ việc liên quan đến sao chép game một cách hiệu quả bằng việc xóa các trò chơi đó khỏi cửa hàng, thì hiện nay có nhiều game sao chép vẫn còn có mặt trên Google Play Store và Windows Phone Store.

“Hiện tại, không có giải pháp nào được đưa ra để giải quyết vấn đề của các trò chơi sao chép ngoài việc gửi báo cáo tới các nhà quản lý của các cửa hàng ứng dụng. Sau đó họ xem lại và quyết định trò chơi đó có bị xóa khỏi cửa hàng hay không,” Hà nói.

BKGM Studio đã không thể liên lạc với Atom Boog bởi vì nhà phát hành này đã không để lại bất kỳ thông tin liên lạc nào trên cửa hàng ứng dụng.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://bizhub.vn/