Người Việt Nam vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ phát triển CNTT

Ngoc Huynh

Việt Nam tự hào về sự phát triển mạnh mẽ của mình trong lĩnh vực CNTT khi lĩnh vực này phấn đấu trở thành ngành có sức mạnh vào năm 2020. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ CNTT.

Vào đầu năm 2015, tổng công ty đường sắt Việt Nam (VRC) cho phép đặt vé trực tuyến. Với hệ thống mới này, các hành khách có thể tiết kiệm thời gian vì họ không cần phải tới các ga tàu để mua vé. Tuy nhiên, việc mua vé online đã không đem lại sự hài lòng cho hành khách.

Vào cuối tháng 7, một triệu sinh viên Việt Nam đã không thể truy cập vào trang web chính thức của bộ giáo dục và đào tạo (MOET) để kiểm tra kết quả thi THPT của mình.

Sau đó MOET đã thừa nhận rằng trang web của bộ đã được thiết kế chỉ dành cho 60,000 lượt truy cập đồng thời, và đã bị quá tải do số lượng truy cập quá nhiều vào lúc cao điểm.

Giám đốc CNTT của một công ty ở Hà Nội cho rằng gần như tất cả các đơn vị và tổ chức ở Việt Nam đều có các hệ thống email của riêng mình. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ sử dụng các hệ thống mail của nước ngoài cũng bởi vì các hệ thống mail của nước ngoài có hiệu quả hơn.

Một vài ngày trước đây, các doanh nghiệp đã bị sốc sau khi thấy tên của mình trong danh sách các công ty chưa nộp thuế của cơ quan thuế.

Các doanh nghiệp cho rằng họ đã mất nhiều đối tác từ vụ việc này do các đối tác không muốn hợp tác kinh doanh với những công ty trốn thuế.

Bộ tài chính thừa nhận rằng đó là “sự nhầm lẫn” của cơ quan thuế. Và thủ phạm là hệ thống quản lý thuế (TMS) đang được cục thuế sử dụng.

Vào hai năm về trước, Việt Nam đã bắt đầu cho phép người dân đăng ký kinh doanh qua internet để giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Tuy nhiên, chỉ có một số ít các doanh nghiệp đã chọn cách này. Cơ quan đăng ký kinh doanh cho biết một số vấn đề vẫn còn tồn tại trong hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh của nước ta.

Khi được hỏi về các lỗi này, một chuyên gia IT cho biết vấn đề không phải là năng lực của ngành CNTT.

Ông cho rằng đã không có giới hạn trong cơ sở hạ tầng CNTT. Có thể dễ dàng cho thuê các dịch vụ băng thông rộng từ Amazon hay Microsoft để làm hài lòng nhu cầu của sinh viên khi muốn kiểm tra điểm thi hay mua vé tàu vào lúc cao điểm. Các dịch vụ như mạng lưới cung cấp nội dung (content delivery network: CDN) cũng có thể được xem xét.

“Vấn đề không nằm ở năng lực CNTT, mà ở chỗ khả năng sử dụng sức mạnh CNTT của con người theo một cách hợp lý,” ông nói.

Năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã phê chuẩn đề án phát triển CNTT, theo đó ngành IT sẽ có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao gấp 2-3 lần so với tỷ lệ tăng trưởng GDP.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://www.infoworld.com/