“Người Việt dùng hàng Việt”: Thang đo chất lượng hay chiến lược thâu tóm lòng tin người dùng?

Tram Ho

“Người Việt dùng hàng Việt: Thang đo chất lượng hay chiến lược thâu tóm lòng tin người dùng? - Ảnh 1.

Khi lòng tự hào hàng Việt chất lượng cao bị lung lay niềm tin

Sáu năm kể từ khi Thủ tướng ra Quyết định 634 vào tháng 4/2014 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020, thái độ và hành vi tiêu dùng của người Việt đối với hàng nội địa đã có sự thay đổi rõ nét.

Trong nhận định hồi tháng 8/2020, Bộ Công thương đánh giá các mục tiêu của đề án hầu như đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra. Đến năm 2018, trên 70% người được hỏi biết đến chương trình “Tự hào hàng Việt Nam”. Theo kỳ vọng của Bộ, đến hết năm nay, thị phần hàng Việt có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80%.

Ban đầu, cuộc vận động chủ yếu tập trung vào nông sản thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu nhưng đến nay, hiệu ứng niềm tin của người dùng với “Made in Vietnam” đã lan tỏa đến nhiều mặt hàng chứa hàm lượng chất xám, công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Nhiều người đã sẵn sàng tin tưởng hàng Việt là chất lượng đảm bảo. Thậm chí, mới đây Bộ Thông tin – Truyền thông đã chọn khẩu hiệu “Make in Vietnam” để thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước nắm bắt cơ hội của chuyển đổi số, nhân lúc lòng tự hào về sản phẩm trí tuệ Việt dâng cao.

Tuy nhiên, khi lòng tự tôn dân tộc vào niềm hàng Việt được phát triển thì đó là lúc các sản phẩm, dịch vụ “lợi dụng” danh nghĩa hàng Việt càng trở nên phức tạp. Không ít hàng “lạ”, nguồn gốc nước ngoài nhưng được dán nhãn “Made in Vietnam” nhằm chiếm được sự tin cậy của người mua, đã bị phanh phui trong những năm gần đây.

Ở các cấp độ cao hơn, có đơn vị còn “mông má” qua loa hay gia công đơn giản khâu cuối nhiều loại sản phẩm với gần như phần ruột nhập “nguyên con” từ nước ngoài, nhằm được danh nghĩa sản xuất tại Việt Nam, khiến người hiểu là hàng Việt. Đến khi vỡ lẽ, uy tín thương hiệu ảnh hưởng và niềm tin cũng ngày càng lung lai. Nhiều người giờ khá dao động về chất lượng thực của hàng Việt giữa “ma trận” dán mác Việt Nam quá dễ dàng.

Hay chiêu khác, một số thương hiệu chọn cách kích thích cao khí thế kiểu “mua hàng Việt là yêu nước” để địa phương hóa, thâu tóm lòng tin, khiến khách hàng ủng hộ mù quáng mà rất mơ hồ về nguồn gốc lẫn chất lượng. Nhưng vì quá lạm dụng yếu tố kêu gọi dùng hàng Việt, thậm chí gọi sản phẩm bằng những mỹ từ quá “kêu” lại phản ứng ngược.

“Người Việt dùng hàng Việt: Thang đo chất lượng hay chiến lược thâu tóm lòng tin người dùng? - Ảnh 2.

Điểm sáng là vẫn tồn tại những thương hiệu kiêng trì theo đuổi con đường làm thật, chất lượng thật, cam kết thật để xây lại niềm tin

Xây lại niềm tin giữa “đại dương đỏ”

Giữa lúc thị trường đang cạnh tranh khốc liệt và tâm lý người tiêu dùng về hàng Việt ở một số lĩnh vực đang dao động thì điểm sáng là vẫn tồn tại những thương hiệu kiêng trì theo đuổi con đường làm thật, chất lượng thật, cam kết thật để xây lại niềm tin.

Câu chuyện của VinGroup với VinFast là ví dụ. Với chất lượng được tin cậy, thị phần của VinFast ngày càng mở rộng. Hay thị trường gọi xe “từng trăm hoa đua nở” một thời nay chỉ còn Grab, Be, Gojek. Thì sắp tới đây, lại xuất hiện thêm tân binh Việt hóa hoàn toàn với tên gọi viApp, được kỳ vọng sẽ tiếp nối những thương hiệu nghiêm túc để xây lại niềm tin về hàng Việt chất lượng đúng nghĩa.

“Người Việt dùng hàng Việt: Thang đo chất lượng hay chiến lược thâu tóm lòng tin người dùng? - Ảnh 3.

Điểm được kỳ vọng là “át chủ bài” của viApp chính là sử dụng đồng hồ điện tử tính tiền

Tương tự như các ứng dụng gọi xe công nghệ khác, viApp cung cấp dịch vụ đặt xe 2 bánh và 4 bánh. Tuy nhiên, điểm được kỳ vọng là “át chủ bài” của viApp chính là sử dụng đồng hồ điện tử tính tiền theo lộ trình thực tế như đồng hồ taxi truyền thống. Điều này đồng nghĩa xe chạy viApp sẽ mang đến nhiều lợi ích và tiện ích hơn cho người dùng lẫn tài xế vì ứng dụng có thể dễ dàng kết nối và khách hàng có thể chủ động đặt mọi lúc mọi nơi.

Với hành khách, ứng dụng này sẽ cung cấp các tính năng như đặt xe không có điểm đến, và nhờ có đồng hồ điện tử nên số tiền chuyến đi dựa vào quãng đường di chuyển thực tế. Ngoài mở app lên đặt, họ còn có thể đặt xe trực tiếp với tài xế gần mình qua hình thức QR Code. Cũng với QR Code, họ sẽ có đầy đủ thông tin chuyến đi và tài xế.

Trước mắt, viApp hứa hẹn cơ hội thu nhập khá tốt cho tài xế, với chỉ 5% phí mỗi cuốc xe và thưởng 15.000 đồng mỗi lần giới thiệu khách cài ứng dụng. Viservice kỳ vọng họ sẽ có 300.000 lượt tải trong 3 tháng đầu ra mắt, với thị phần mong muốn là 20% với khách đặt xe qua ứng dụng và 50% với khách vẫy xe truyền thống.

Ý tưởng mới, tham vọng không nhỏ, viApp được suy đoán là hậu thuẫn bởi một nhà đầu tư “xịn”. Phía Viservice hiện chưa tiết lộ danh tính nhà đầu tư nhưng khẳng định đây là nhà đầu tư nội địa, đã rót vốn vào một số startup thành công tại Việt Nam. Tuy nhiên, công ty bật mí rằng viApp sẽ chính thức “tham chiến” thị trường từ 8/10 tới. 

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk